Tổ chức công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 76 - 78)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

3.1.1. Tổ chức công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.1.1.1. Hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo nghề

Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo nghề

Các cơ sở dạy nghề thực hiện đào tạo nghề và đều chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Các cơ sở đào tạo nghề trực thuộc bộ chủ quản thì cịn chịu sự kiểm sốt của phịng giáo dục của các bộ chủ quản. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên hoạt động dạy nghề hầu nhƣ khơng đáng kể. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, chúng tôi tập trung vào hai trƣờng đào tạo nghề đó là: Trƣờng Cao đẳng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ và trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.

Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây tiền thân là Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Hà Sơn Bình đƣợc thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1977 theo quyết định số 278/CP ngày 10/10/1977 của Hội đồng Chính Phủ về việc chuyển lớp Đại học vừa học, vừa làm đặt tại Trƣờng thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hịa Bình thành Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Hà Sơn Bình. Trƣờng trực thuộc Ủy ban

Các Bộ Các Sở

Trƣờng cao đẳng và Trung cấp nghề

Trung tâm giới thiệu việc làm

Các doanh nghiệp

tỉnh Hà Sơn Bình (nay là thành phố Hà Nội).

Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc bộ tiền thân là trƣờng Trung học Nghiệp vụ quản lý Trung ƣơng, thuộc Bộ Nông trƣờng, trƣờng đƣợc thành lập ngày 16 tháng 01 năm 1961. Năm 1998, trên cơ sở hợp nhất giữa Trƣờng Trung học Nghiệp vụ Quản lý và Trƣờng Công nhân Kỹ thuật Chăn nuôi gia cầm Trung ƣơng, trƣờng đổi tên thành Trƣờng Trung học & Dạy nghề Nông nghiệp & PTNTI. Năm 2007 Trƣờng đƣợc nâng cấp thành Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Bắc Bộ. Trƣờng có địa chỉ tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội.

3.1.1.2. Mơ hình đào tạo nghề

Trong những năm qua, Huyện Chƣơng Mỹ cũng nhƣ các huyện khác thuộc địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực và quan tâm thực hiện chƣơng trình đào tạo nghề mà Đảng, chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ LĐ -TB&XH. Cụ thể là đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thơn đến năm 2020” với tổng kinh phí hơn 32.000 tỉ đồng, với mục tiêu là đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nơng thơn mỗi năm, trong đó đào tạo, bồi dƣỡng 100.000 lƣợt cán bộ, công chức cấp xã. Đề án đƣợc Chính phủ thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp thƣờng kỳ tháng 4 cần thực hiện từ 70 - 80% có việc sau học nghề.

Để đảm bảo 70 - 80% ngƣời học nghề có việc làm, Bộ sẽ huy động các cơ sở dạy nghề, các trƣờng CĐ, ĐH có đào tạo nghề cùng vào cuộc. Việc đào tạo nhắm đến đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh, trong đó, các tài liệu và chƣơng trình đảm bảo phù hợp với các cơ sở sản xuất. Khơng có một mơ hình đào tạo chung mà tùy theo yêu cầu thực tế sẽ đào tạo đáp ứng. “Việc đào tạo sẽ rất đa dạng, linh hoạt để gắn kết ngƣời học với việc làm”

Thực hiện Quyết định số 1956/Qđ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020”. Căn cứ vào đề án điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu và xây dựng mơ hình dạy nghề cho lao động nông thôn ngày 20/4 của Tổng cục dạy

nghề cho LĐNT. Huyện Chƣơng Mỹ đã chủ động đề xuất, xây dựng các mơ hình thí điểm và tổ chức thực hiện dạy nghề cho LĐNT thuộc các nhóm đối tƣợng kể trên. Tổng cục dạy nghề hƣớng dẫn một số nội dựng xây dựng mơ hình dạy nghề thí điểm trên cơ sở mơ hình sản xuất thành cơng trên địa bàn nhƣ sau:

Tiêu chí xác định mơ hình dạy nghề: Các nghề đƣợc dạy trong mơ hình dạy nghề có tính đại diện của địa phƣơng. Mơ hình có khả năng nhân rộng trên địa bàn tỉnh/thành phố. Mơ hình có tính khả thi cao, dễ dàng triển khai thực hiện, phù hợp với điều kiện của ngƣời lao động nông thôn và khả năng tổ chức ở địa bàn. Mơ hình phải đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội (ngƣời đƣợc học nghề có khả năng tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm; năng suất lao động cao hơn so với trƣớc khi học; thu nhập và đời sống của gia đình tốt hơn…).

Những tiêu chí cụ thể cần xác định khi xây dựng mơ hình là: Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có sức khỏe phù hợp với ngành nghề đào tạo tại địa phƣơng. Xác định nhóm đối tƣợng có nhu cầu học nghề (theo 4 nhóm đối tƣợng nêu trên). Xác định đối tƣợng học nghề thuộc diện hỗ trợ học nghề nào (theo diện hỗ trợ học nghề quy định tại Quyết định 1956 Qđ-TTg). Ngành nghề gì có khả năng tạo việc làm cao, dự kiến sẽ tổ chức đào tạo. Đơn vị, tổ chức nào sẽ trực tiếp tổ chức, phối hợp tham gia tổ chức thực hiện các lớp dạy nghề? Hình thức tổ chức các lớp dạy nghề nhƣ thế nào (kế hoạch, tiến độ, thời gian học, địa điểm, chƣơng trình, giáo trình, học liệu, giáo viên)? Xác định nhu cầu sử dụng lao động đã qua học nghề tại địa phƣơng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn. Những cam kết về tổ chức việc làm, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sau khi đƣợc học nghề của các doanh nghiệp, các tổ chức Chính trị, Xã hội, Nghề nghiệp của địa phƣơng (căn cứ nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, nhu cầu sản xuất hàng hóa, dịch vụ của địa phƣơng); tỷ lệ lao động nơng thơn sẽ có việc làm hoặc tự tạo đƣợc việc làm sau khi học nghề.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)