- Công ty đã tiến hành tổ chức một số khoá học để nâng cao kiến thức, bồi dưỡng kinh nghiệm cho các cán bộ khai thác nhưng việc này chưa thực sự mang
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI Hà Nội
3.1. Dự báo tình hình phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước. Còn theo dự báo của Liên hiệp quốc thì năm 2010, nền kinh tế thế giới có thể đạt mức tăng trưởng 2,4%, tuy nhiên sự phục hồi này còn rất mong manh.
Do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu trong thời gian qua chủ yếu nhờ vào chính sách kích thích kinh tế được các nước đưa ra trong năm 2009, nhưng bước sang năm 2010 nhiều nước cắt giảm các chính sách kích thích, một số nền kinh tế sẽ gặp khơng ít khó khăn. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới ở Washington D.C trong “Dự báo và phân tích tình hình thế giới năm 2010” đã đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 2% - 3%, nhưng vẫn có khả năng bị suy thối lần thứ 2. Nhìn chung, các dự báo về nền kinh tế tồn cầu đều cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được kiểm sốt, kéo theo dấu hiệu hồi phục kinh tế.
Trên cơ sở phân tích và dự tính dịng vận động trên, Bộ Tài chính cũng đã đưa ra những dự báo về tình hình nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới từ tác động của thế giới. Một trong những dự báo đó là dự báo về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Mặc dù chưa hội nhập nhiều với kinh tế thế giới, song với đặc thù phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài nên việc kinh tế
thế giới có dấu hiệu phục hồi là điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Bộ Tài chính dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009, song do sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất khẩu khó có thể tăng cao. Hơn nữa, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, gia công, sản phẩm thô, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch, lạm phát ở các nước có khả năng cao cũng là những trở ngại cho xuất khẩu và cuối cùng là do cầu tiêu dùng của thế giới thấp.
Giá các loại nguyên liêu, vật tư khác cũng được dự báo sẽ có xu hướng tăng so với năm 2009 do nhu cầu tăng từ sự phục hồi của kinh tế thế giới và mất giá của tiền tệ. Điều này cũng đã làm hạn chế kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 1/2010, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt 5,96 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng 12/2009. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi nhập khẩu 2,39 tỷ USD, giảm 17,6% và chiếm 40,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Từ những nhận định về tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian tới có thể dự đốn được phần nào tình hình phát triển của bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Trước những biến chuyển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, địi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải có những chiến lược cụ thể, những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế để việc khai thác bảo hiểm đạt hiệu quả cao nhất, hoàn thành được mục tiêu và phương hướng mà công ty đặt ra trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu và phương hướng về khai thác bảo hiểm hànghoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của PVI Hà Nội hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của PVI Hà Nội trong thời gian tới
3.2.1. Những cơ hội và thách thức
3.2.1.1. Cơ hội
Để có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế thế giới. Một trong những sự kiện khơng thể khơng nhắc đến đó là Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 11/1/2007. Chính điều này đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội kể từ ngày gia nhập cho đến nay và cả trong thời gian tới đây. Cụ thể là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các các thành viên trong tổ chức. Hàng hoá thâm nhập vào thị trưịng khổng lồ này khơng gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký. Đồng thời Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. Thuế nhập khẩu vào các nước thành viên sẽ giảm đáng kể, được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập vì là nước đang phát triển. Đó là cơ hội cho Việt Nam cũng như các nước thành viên đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hố. Cùng với những lợi thế về vị trí địa lý nên lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển ngày càng tăng lên. Đây là cơ hội cho các công ty bảo hiểm khai thác và nâng cao thị phần của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
PVI Hà Nội là công ty thành viên của Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam nên cũng phần nào được thừa hưởng những cơ hội của Tổng cơng ty, đó là:
- PVI đã và đang có được sự ủng hộ to lớn của Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong việc thu xếp bảo hiểm cho các dự án, tài sản của ngành và các hoạt động của Tâp đồn Dầu khí Việt Nam ở nước ngồi;
- Thương hiệu PVI (gắn liền với thương hiệu PVN) đang được khẳng định vững chắc trên thị trường Việt Nam và Quốc tế;
- PVI đã xây dựng thành cơng các chương trình tái bảo hiểm cố định, hợp đồng TBH mở trên bờ và ngoài khơi với hạn mức trách nhiệm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án lớn trong và ngoài ngành;
- PVI có thể đạt được xếp hạng tín nhiệm về tài chính cao từ AMBest;
- Quy mô vốn của PVI gia tăng khi thực hiện thành cơng chương trình tăng vốn từ 1.035 tỷ VNĐ lên 1.600 tỷ VND vào đầu năm 2010.
Như vậy, một cơ hội cho PVI Hà Nội là được mang thương hiệu của PVI, một thương hiệu đã có uy tín và ngày càng vững mạnh trên thị trường, được hỗ trợ từ phía Tổng cơng ty thì việc khai thác bảo hiểm của công ty trong thời gian tới sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
3.2.1.2. Thách thức
Đồng hành cùng với những cơ hội là những thách thức mà PVI Hà Nội cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phải đối đầu. Cụ thể là:
- Việc tiến tới xoá bỏ hàng rào thương mại sẽ tạo điều kiện cho hàng loạt các công ty bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế được ra đời. Đặc biệt là sự xuất hiện của hàng loạt các cơng ty bảo hiểm nước ngồi với năng lực tài chính tốt, kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ làm cho phí bảo hiểm giảm, phạm vi bảo hiểm rộng, chi phí bán hàng gia tăng… Như vậy, các doanh nghiệp phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bảo hiểm.
- Nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng vừa qua: dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng của thị trường bảo hiểm chậm hơn so với giai đoạn 2000-2007.
- Kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động đầu tư: Lạm phát gia tăng, thị trường chứng khốn, bất động sản biến động thất thường và khó lường; hoạt động xuất khẩu có thể khó khăn trong thời kỳ hậu suy thối…
- Sự biến đổi khí hậu trên tồn cầu và trong khu vực làm gia tăng tần suất của các rủi ro thảm họa, dẫn tới tỷ lệ bồi thường tăng. Bên cạnh đó, tần suất của các vụ tổn thất lớn trong lĩnh vực ngành dầu khí, cũng có xu hướng gia tăng...
Để có thể đứng vững trong thị trường sơi động này và ngày càng nâng cao thị
phần của mình thì địi hỏi các các cơng ty bảo hiểm Việt Nam nói chung và PVI Hà Nội nói riêng phải tìm cho mình những hướng đi phù hợp, đặt ra những mục tiêu cụ thể để việc khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ngày càng được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt thì các cơng ty Việt Nam phải tăng cường hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp của thị trường bảo hiểm trong nước để có thể cạnh tranh với các cơng ty bảo hiểm nước ngồi, giành lại thị phần bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam.
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng của PVI Hà Nội trong thời gian tới
Bên cạnh mục tiêu chung mà công ty đã đề ra cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới thì cơng ty cũng đặt ra mục tiêu cụ thể cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, cụ thể là :