nâng cao hiệu quả và tăng trưỏng doanh thu.
- Tiếp tục đẩy mạnh khai thác để nâng cao thị phần bảo hiểm hàng hải, góp phần hồn thành mục tiêu mà Tổng cơng ty đặt ra trong thời gian tới là tồn Tổng cơng ty bảo hiểm Dầu khí phải chiếm trên 40% thị phần của toàn thị trường bảo hiểm.
- Doanh thu phí bảo hiểm trong những năm tới từ 2010 – 2015 phải tăng lên từ 25 – 30% / năm. Trong đó khơng chỉ dừng lại ở việc khai thác thị trường trong nước mà còn tiến tới vươn ra thị trường bảo hiểm thế giới, bắt đầu là việc mở rộng trong khu vực Đông Nam Á.
- Phát triển mạng lưới đại lý, cộng tác viên rộng khắp, vừa bổ sung về số lượng vừa bồi dưỡng về chất lượng để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong thời gian tới,công ty sẽ tiếp tục mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ khai thác trung bình 3 tháng / lần.
Để thực hiện được mục tiêu và kế hoạch kinh doanh năm 2010, PVI Hà Nội
một mặt vẫn kế thừa những giải pháp kinh doanh của năm 2009. Có thể nói chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược năm 2009 vẫn còn nguyên giá trị là “kim chỉ nam” cho hoạt động kinh doanh năm 2010.
Tuy nhiên, trước cơ hội và thách thức của thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các Công ty bảo hiểm và đầu tư tài chính lớn của nước ngồi và các nhân tố mới nổi của thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính Việt Nam khơng cho phép PVI Hà Nội thoả mãn với những phương thức kinh doanh đã mang lại cho công ty kết quả tốt đẹp trong năm vừa qua. PVI Hà Nội cần phải tiếp tục sáng tạo hơn, chủ động hơn và quyết liệt hơn trong thực hiện và điều hành chiến lược
và chiến thuật kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh của PVI nói chung và PVI Hà Nội nói riêng cần hướng tới phương châm “nâng cao năng lực cạnh tranh”, “Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường”. Các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm và tài chính của PVI đều phải có sự khác biệt bằng chất lượng vượt trội so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
3.3. Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI Hà Nội
3.3.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách về hoạt
động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý, tạo được mơi trường pháp lý thuận lợi, đồng thời có những cơ chế, chính sách ưu đãi để ngành bảo hiểm có được những bước phát triển ổn định và đúng hướng; tạo lập và duy trì một mơi trường kinh doanh an tồn, ổn định, bình đẳng và thuận lợi, trước hết ở việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, đồng thời đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế.
Các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo
hiểm mà trực tiếp là Vụ quản lý bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính phải xây dựng hành lang biểu phí cụ thể, thống nhất hoặc quy định mức phí trần và sàn hợp lý. Hiện tượng các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam tự ý giảm phí để danh giật
khách hàng của nhau đã giảm đi rất nhiều, song vẫn chưa được quán triệt hẳn. Để thị trường ổn định lâu dài, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được công bằng hơn cần phải có sự tham gia quản lý từ phía Nhà nước. Chẳng hạn, các công ty bảo hiểm nếu muốn thay đổi biểu phí của mình thì cần phải trình cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuẩn y trước khi thực hiện để tránh việc gian lận. Đồng thời phải quy định các biện pháp xử lý nghiêm khắc để ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm.
Đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ
quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu nói riêng. Cùng với quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là đối với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển – một hoạt động liên quan nhiều đến tập quán thương mại quốc tế. Vì vậy, cơng tác quản lý nhà nước địi hỏi phải có cải cách phù hợp và việc đào tạo lại cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hố vận chuyển bằng đường biển nói riêng là một việc làm cấp thiết.
Để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hàng
nhập tại các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp:
- Cần có thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc mua bảo hiểm trong đó có bảo hiểm hàng nhập khẩu tại các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam. - Cần có chế tài xử phạt với tổ chức cá nhân mua bảo hiểm hàng nhập khẩu tại doanh nghiệp bảo hiểm khơng có trụ sở tại Việt Nam kể cả trường hợp nhập khẩu theo giá CIF như xử phạt vi phạm hành chính, xuất tốn phí bảo hiểm... Tuy nhiên đây là một
vấn đề khơng dễ dàng gì để thực hiện trong nên kinh tế thị trường nhưng đó cũng là cách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nâng cao thị phần bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.