hàng về cửa khẩu Việt Nam, cơ quan hải quan thực hiện giá tính thuế nhập khẩu và thuế giá trị tăng hàng nhập được tính trên giá CIF có bao gồm cả phí bảo hiểm.
Nhà nước cần có các giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch
hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm, tạo điều kiện cho bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trong nước mở rộng thị trường khai thác.Do đó, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các Cơng ty xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: Giảm thuế xuất nhập khẩu cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch xuất nhập khẩu cao hơn so với những chủ hàng
không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam… Với các chính sách ưu đãi trên, các
Cơng ty xuất nhập khẩu sẽ chủ động hơn trong đàm phán ký kết, thực hiện phương thức xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc C&F tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước, đồng thời thúc đẩy ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển.
Cần có quy hoạch phát triển một cách khoa học, hợp lý và
đầu tư đủ mạnh cho việc nâng cấp lực lượng vận tải biển Việt Nam để đủ sức vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi các nước trên thế giới và ngược lại với độ an toàn cao, giá cước hợp lý. Đây là nhân tố quan trọng nhất để các doanh
nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu yên tâm khi trao gửi hàng hóa của mình cho nhà vận tải khi xuất khẩu, nhập khẩu.
Bộ Tài chính cần xem xét mở rộng danh mục đầu tư hơn nữa
cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Việc đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tài chính và khả năng thanh tốn của các doanh nghiệp bảo hiểm. Chính điều này tác động đến niềm tin của khách hàng đối vói các doanh nghịêp bảo hiểm trong nước. Tuy nhiên đây là một con dao hai lưỡi nên khi thực hiên đòi hỏi phải hết sức thận trọng.
3.3.2. Đối với PVI Hà Nội
Thứ nhất: Đẩy mạnh khai thác các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ
lực của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2010 sẽ là năm “vàng” cho xuất khẩu gạo bởi nhu cầu của thị trường thế giới tăng cao. Thị trường tốt, giá bán sẽ tăng. VFA cho biết, tính đến hết tháng 25/11/2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 5,6 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2 tỷ 266 triệu USD, tăng 33% về số lượng, nhưng lại giảm 7,7% giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Trong thời gian tới số lượng gạo xuất khảu còn tăng nhiều hơn nữa. Do đó PVI Hà Nội cần tích cực đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu trong cả nước đặc biệt là ở các đia phương chuyên sản xuất nơng sản xuất khẩu và cố gắng duy trì mối quan hệ lâu dài.
Về mặt hàng gỗ, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ trong năm 2009 vẫn đạt khoảng 2,7 tỷ USD, chỉ thấp hơn năm 2008 khoảng 100 triệu USD. Từ đầu quý IV/2009 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã tăng trưởng trở lại. Năm
2010, Hiệp hội cố gắng phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng từ 8- 10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD. Với ngành Dệt may, kết quả tương đối khả quan trong năm 2009 (kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khoảng 1 - 2% so với năm 2008, đạt 9,2 tỷ USD) và kế hoạch đặt ra năm 2010 đạt khoảng 10,2 - 10,5 tỷ USD. Lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam dự báo trong năm 2010 sẽ đạt 700.000 tấn, tăng 17% so với năm 2009 với kim ngạch ước đạt 1,4 tỷ USD.
Những con số ước lượng đó sẽ cho PVI Hà Nội thấy được tiềm năng mình cần khai thác, cần chú trọng việc tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn, tạo lập mối quan hệ dần để khi có nhu cầu thì các doanh nghiệp xuất khẩu có thể nghĩ đến đối tác là PVI Hà Nội đầu tiên
Mặc dù nhập khẩu trong thời gian tới có dự báo là có sự giảm sút. Tuy nhiên lượng hàng hố nhâp khẩu cịn rất lớn cụ thể là:
- Trong những tháng đầu năm 2010 số lượng máy móc thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng nhập khẩu chiếm 17,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
- Đối với xăng dầu các loại, hết quý 1/2010, lượng nhập khẩu xăng dầu củacả nước là 2,6 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2009. So với cùng kỳ, trị cả nước là 2,6 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2009. So với cùng kỳ, trị giá nhập khẩu là 1,58 tỷ USD, tăng 30,8%.
- Phân bón các loại: Tính đến hết tháng 3/2010, lượng phân bón các loại nhập khẩu là gần 943 nghìn tấn, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2009, đạt trị giá là gần 293 triệu USD.
- Chất dẻo nguyên liệu: trong tháng 3 nhập khẩu 194 nghìn tấn, tăng 52,3% so với tháng trước và đạt trị giá gần 310 triệu USD. Hết tháng 3/2010, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước là 493 nghìn tấn, tăng 6,3% so với
cùng kỳ năm trước và đạt trị giá là 766 triệu USD. Hết quý I/2010, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc: 97 nghìn tấn, tăng 12,6% so với cùng kỳ 2009; Đài Loan: 75 nghìn tấn, tăng 5,5%; A rập Xê út: 69,4 nghìn tấn, tăng 7,5%, Thái Lan: 51 nghìn tấn, giảm 24,3%;…
- Ơtơ ngun chiếc các loại: lượng nhập khẩu quý I là 9,6 nghìn chiếc, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó xe dưới 9 chỗ là 6,3 nghìn chiếc, chiếm 66% lượng ô tô nguyên chiếc nhâ ̣p khẩu của cả nước.
- Nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô: tổng giá trị nhập khẩu trong quý I là 448 triệu USD, tăng mạnh 128% so với quý I/2009 nhưng so với quý IV/2009 vẫn giảm 31%.
Có thể thấy rằng giá trị các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam vẫn còn rất lớn nên PVI Hà Nội vãn còn nhiều cơ hội để khai thác và nếu công ty đẩy mạnh khai thác một cách tốt nhất thì chắc chắn rằng thị phần của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển sẽ tăng lên rất nhiều.
Thứ hai: Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động khách hàng.
Đối với hoạt động kinh doanh thì khách hàng là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm – sản phẩm vơ hình, bán bảo hiểm là bán niềm tin nên công việc chăm sóc khách hàng lại càng quan trọng hơn. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động khách hàng thì PVI Hà Nội cần phải: