.Tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty TNHH một thành viên may đức việt (Trang 121 - 123)

VCĐ là số vốn đầu tư ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên những TSCĐ phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm. Trình độ trang bị TSCĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa, dịch vụ cơng ty cung cấp. Công ty TNHH MTV may Đức Việt hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, có lượng TSCĐ lớn.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chức quản lý tốt VCĐ, thì cần thiết phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng TSCĐ trong cơng ty.

Từ những phân tích ở chương hai dựa trên tình hình thực tế về cơng tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty trong thời gian vừa qua, có thể thấy, Cơng

về thủ tục pháp lý và vốn đầu tư trong khi mức độ hao mòn tài sản lại rất lớn, làm giảm giá trị còn lại của tài sản, giảm năng lực sản xuất còn khai thác được của những tài sản hiện có trong cơng ty. Chính vì vậy, cơng ty cần:

Tăng cường đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn chủ sở hữu từ quỹ khấu hao cơ bản trên cơ sở trích khấu hao, hoặc huy động từ nguồn vốn dài hạn. Một mặt đầu tư thêm được TSCĐ, gia tăng năng lực sản xuất cho công ty, mặt khác góp phần điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm tỷ trọng vốn ngắn hạn, tăng tỷ trọng vốn dài hạn.

Hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của TSCĐ, phải tận dụng và khai thác tối đa công suất hoạt động của máy móc thiết bị, bố trí dây chuyền sản xuất một cách hợp lý, sử dụng triệt để diện tích sản xuất từ đó giảm chi phí khấu hao. Riêng về nhóm TSCĐ là thiết bị, dụng cụ quản lý, do chỉ chiếm một tỷ trong nhỏ nhưng năng lực cịn có thể khai thác được ở mức cao, vì vậy cơng ty cần tích cực sử dụng nhóm tài sản này hơn nữa vào công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao tính hiệu quả và đồng bộ của bộ máy quản lý, đồng thời tổ chức theo dõi quá trình sản xuất, quản lý lao động…

Tổ chức theo dõi, quản lý và phân loại TSCĐ theo từng nhóm, từng loại, đồng thời phân cấp quản lý TSCĐ cho từng bộ phận sản xuất, phân xưởng, quản lý để nâng cao trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản trong cơng ty. Từ đó, một mặt theo dõi được tình trạng của từng TSCĐ hiện có, năng lực sản xuất mà có biện pháp sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời, hạ thấp hao phí năng lượng, hạn chế những hao mịn vơ hình; mặt khác phân loại được những TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu khơng cần dùng mà từ đó có biện pháp thanh lý, nhượng bán phù hợp, giảm chi phí khấu hao và nhanh chóng thu hồi vốn. thường

xác định số lượng và tình trạng của tài sản, đối chiếu công nợ phải thu, công nợ phải thu, công nợ phải trả cuối kỳ khi trả sổ sách kế tốn để lập báo cáo tài chính và có biện pháp xử lý tổn thất tài sản.

Dựa trên phương pháp khấu hao đường thẳng mà công ty đã đăng ký, công ty cần thiết phải theo dõi chi tiết bằng cách lập hồ sơ, đánh số và mở sổ theo dõi, quản lý đối với tài sản từ đó có kế hoạch trích khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi vốn kịp thời và đầy đủ. Sử dụng quỹ khấu hao một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty TNHH một thành viên may đức việt (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)