Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VKD của DN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty TNHH một thành viên may đức việt (Trang 48 - 51)

1.1.1.1 .Khái niệm VKD

1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VKD của DN

Nhân tố khách quan

+ Nhân tố thuộc về Nhà nước: Khi Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý của các chính sách kinh tế vĩ mơ thì sẽ tác động khơng nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức sử dụng vốn. Vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn nhạy bén trước các thông tin kinh tế, chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình nhằm phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước.

+ Những tác động của nền kinh tế thị trường: Mỗi một doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, nhưng đều chịu ảnh hưởng của các tác nhân thuộc về nền kinh tế như: lạm phát, khủng hoảng, … và các tác nhân này đều gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời trước những biến động của nền kinh tế.

+ Nhân tố thuộc về tự nhiên: Là sự ảnh hưởng của bão, lụt, động đất, hỏa hoạn… Sự tác động của các nhân tố này thường mang tính chất bất ngờ và gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như tới cơng tác bảo tồn và phát triển vốn.

+ Nhóm nhân tố thuộc về kỹ thuật: Hiện nay, khi mà khoa học kỹ thuật, cơng nghệ ngày càng phát triển thì việc ứng dụng những thành quả của khoa

hiểm, tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học kỹ thuật; Bên cạnh đó sẽ là nguy cơ đối với các doanh nghiệp khơng tiếp cận kịp thời với những tiến bộ đó và sẽ bị thụt lùi lại phía sau.

Nhân tố chủ quan

+ Cơ cấu nguồn vốn: Là thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm. Một cơ cấu vốn hợp lý,phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp và ngược lại.

+ Phương thức tài trợ vốn: Nhân tố này liên quan trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một cơ cấu tài trợ tối ưu luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà quản trị tài chính theo đuổi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Việc lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh: Những phương án có tỷ suất sinh lợi nhuận cao ln tiềm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại, vì vậy mà các nhà tài chính cần phải cân nhắc để lựa chọn được phương án đầu tư sao cho phát huy được hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

+ Các chính sách của doanh nghiệp:

- Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn thanh toán (bao gồm : Kỳ hạn thanh toán với người bán và người mua)

- Chính sách về đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất: trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu doanh nghiệp chậm ứng

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật thì doanh nghiệp đó sẽ bị thụt lùi và có thể rơi vào tình trạng phá sản.

+ Tính chất của sản phẩm và chu kỳ sản xuất kinh doanh + Trình độ của cán bộ, cơng nhân viên trong doanh nghiệp + Trình độ tổ chức quản lý

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAY ĐỨC VIỆT

2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt độngkinh doanh của Công ty TNHH MTV may Đức Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty TNHH một thành viên may đức việt (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)