Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch NHTMCP quốc tế việt nam (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG I :PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.2 Thực trạng nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại Sở

2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

a. Những tồn tại và hạn chế

Về đội ngũ cán bộ thẩm định của Ngân hàng, chuyên môn về kỹ thuật và xây dựng còn nhiều hạn chế. Đây cũng là mặt tồn tại ở hầu hết các Ngân hàng. Các cán bộ thẩm định chỉ có thể có được sự hiểu biết ở một số lĩnh vực nhất định trong khi đó, các dự án lại đa lĩnh vực, yêu cầu phải có kiến thức tổng

hợp về rất nhiều ngành. Do đó, những vấn đề này khó có thể khắc phục trong một sớm một chiều.

Về nội dung thẩm định:

- Thẩm định kỹ thuật ở các dự án chưa thật tốt. Đây có lẽ là mặt yếu nhất của Ngân hàng. Hiện tại các thơng số về máy móc thiết bị của dự án phần lớn dựa vào báo cáo khả thi của khách hàng như ở dự án xây dựng nhà máy sản xuất kết cấu thép phi tiêu chuẩn.

- Một số dự án cán bộ thẩm định lại lấy lãi suất vay ngân hàng là lãi suất chiết khấu trong khi dự án được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau.

Về phương pháp thẩm định thì cần tập trung phát triển theo chiều sâu các phương pháp như phương pháp phân tích thống kê, so sánh hay phương pháp phân tích dự báo …

Về quy trình thẩm định:

- Tuy rằng, Vib đã xây dựng một quy trình thống nhất cho cơng tác thẩm định song với mỗi lĩnh vực, mỗi ngành khác nhau vẫn cần có những quy định hướng dẫn cụ thể vì sự khác biệt giữa các ngành khơng thể áp dụng cứng nhắc một quy trình được.

b. Nguyên nhân

- Các văn bản pháp luật hiện đang trong quá trình điều chỉnh để phù hợp với điều kiện kinh tế mới nên gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt để hoạch định chính sách tín dụng cho phù hợp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Các cán bộ thẩm định ở Sở giao dịch phần lớn đều đào tạo chính quy từ các trường thuộc khối kinh tế có uy tín, năng động và hiểu biết. Tuy nhiên, mặt bằng chung họ cịn khá trẻ, trung bình họ mới chỉ có khoảng 3 – 5 năm kinh nghiệm. Mặt khác họ đều chủ yếu được đào tạo từ các trường thuộc khối kinh tế do đó về mặt kĩ thuật trong q trình thẩm định cịn rất nhiều hạn chế.

Hệ thống thơng tin được sử dụng trong thẩm định khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần tăng cường hơn các biện pháp nhằm thu thập thông tin, giảm việc phải dựa nhiều vào tổ chức nước ngồi trong việc tìm kiếm thơng tin và thẩm định thông tin. Dẫn tới giá cả thông tin cao, buộc Ngân hàng phải mất thêm một khoản chi phí.

Về kiểm tra sau khi cho vay, Ngân hàng cũng đã thực hiện khá tốt, kiểm tra định kì 2 lần trong năm. Tuy nhiên, cũng cần tăng cường kiểm tra hơn nữa vì các dự án đầu tư thường vay vốn trong thời gian dài với số tiền lớn, nên nếu khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dự án sau này và ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng.

Như vậy cùng với sự phát triển của ngân hàng, hoạt động thẩm định dự án ở Sở giao dịch NHTM cổ phần Quốc tế Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên bên cạnh những gì đã đạt được, hoạt động thẩm định dự án của ngân hàng vẫn cịn nhiều hạn chế thiếu sót mà ngân hàng cần phải sớm khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC

TẾ VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch NHTMCP quốc tế việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)