Đánh giá các hoạt động cụ thể

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch NHTMCP quốc tế việt nam (Trang 31)

CHƯƠNG I :PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1 Khái quát chung về Sở giao dịch NHTMCP Quốc tế Việt Nam

2.1.4.2 Đánh giá các hoạt động cụ thể

2.1.4.2.1. Công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn của sở giao dịch Ngân hàng Quốc tế từ khi thành lập đến nay được Hội đồng Quản trị ngân hàng đánh giá rất cao, đã và đang chứng tỏ đơn vị số 1 trong hệ thống chi nhánh của ngân hàng.

Biểu 2: Công tác huy động vốn trong những năm gần đây:

(Đơn vị: tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1 Tổng NV huy động 4,660 6,874 8,514

2

Huy động dân cư 3,340 4,844 5,876

* VND 1,518 2,218 * USD 3,326 3,658 3 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1,320 2,030 2,638 * VND 1,788 2,365 * USD 242 273

(nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở Giao dịch)

- Tính tới 31/12/2010 tổng tài sản của Sở giao dịch đạt 10.564 tỷ VND, tăng 1.871tỷ so với cùng kỳ năm 2009 tương đương 21,51%, thị phần huy động vốn trên địa bàn vẫn giữ vững ở mức 7% trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn.( nguồn: báo cáo sở).

- Tổng nguồn vốn huy động từ các loại tiền gửi đạt 8.514 tỷ đồng tăng 1.459 tỷ đồng so với năm 2009 ( 20,81%) trong đó huy động tiền dân cư tăng 1.031 tỷ, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 607 tỷ, tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng hơn 100 tỷ.

- Hàng tháng duy trì cơng tác phân tích tài sản nợ có, phân tích tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch, theo dõi thường xuyên lãi suất trên thị trường...để đưa ra các giải pháp phù hợp kịp thời với diễn biến của thị trường.

2.1.4.2.2. Cơng tác tín dụng

- Tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng trong các năm từ 2008 đến 2010, tính đến ngày 31/12/2010 tổng dư nợ tín dụng đạt 6,289 tỷ tăng 1317 tỷ so với năm 2009.

Biểu 3: Các chỉ tiêu tín dụng ( Đơn vị: tỷ đồng)

STT CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

1 Tổng dư nợ 3,772 4,972 6,289

2 Vay ngắn hạn 713 811 922

3 Vay trung dài hạn TM 1,011 2,211 3,556

4 Tài trợ uỷ thác 528 602 684

(Nguồn : tài liệu báo cáo của Sở giao dịch )

- Tín dụng trung dài hạn thương mại năm 2010 đạt 3,556 tỷ tăng 1,345 tỷ VND bằng 60,86% so với năm 2009, tăng 2,545 tỷ bằng 251,7% so với năm 2008, chủ yếu tăng ở tín dụng thương mại ngoại tệ (74%), tỷ trọng tín dụng thương mại trong tổng dư nợ năm 2010 là 56,54% trong khi năm 2009 là 44,47%

- Tín dụng ngắn hạn năm 2008 đạt 713.6 tỷ thì đến năm 2010 đạt 922.6 tỷ tăng 111 tỷ so với năm 2009. Tín dụng ngắn hạn tăng so với tỷ trọng dư nợ tín dụng nhưng đã đẩy mạnh việc sử dụng nguồn ngoại tệ huy động được. Tính đến năm 2010 tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ chiếm 14.57% , chưa cân đối, phù hợp về cơ cấu tín dụng về loại tiền và kỳ hạn và loại tiền huy động (bình quân kỳ hạn huy động ngắn hạn chiếm 32%)

- Tín dụng trung và dài hạn thương mại năm 2010 đạt 3,556 tỷ chiếm 56.54% tổng dư nợ tăng 60.63%, tín dụng trung và dài hạn thương mại chiếm 17.88%

tổng dư nợ, cơ cấu loại tiền thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng tín dụng ngoại tệ tăng từ 48.44% năm 2009 lên 52.72%

2.1.4.2.3. Công tác khách hàng

Trong những năm qua, sở giao dịch Ngân hàng Quốc tế đã cố gắng tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng tiền gửi, duy trì và củng cố quan hệ cập nhật thông tin khách hàng , nắm bắt được yêu cầu khách hàng Tuyên truyền đưa tin về các hoạt động của sở giao dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nghiên cứu thực hiện phân loại doanh nghiệp khách hàng để đưa các chính sách hợp lý .

2.1.4.2.4. Hoạt động dịch vụ

- Thu ròng từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trong cá năm gần đây. Tính riêng trong năm 2010 thu rịng từ hoạt động dịch vụ đạt 27.4 tỷ đồng tăng 11.48 kế hoạch giao, tăng 32.24% so với năm 2009. Các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán trong nước, chi trả tiền kiều hối, kinh doanh ngoại tệ đã có chiều hướng tăng trưởng mạnh cụ thể như sau

- Công tác bảo lãnh : công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt. Doanh số bảo lãnh năm 2010 đạt 1,808.45 tỷ đồng số dư bảo lãnh qui đổi là 1,964.6 tỷ tăng 80% so với năm 2009, tăng 6% so với kế hoạch giao. Thu từ dịch vụ bảo lãnh 9,000 triệu đồng, chiếm 33,33% tổng thu dịch vụ trong cả năm .

Thanh toán quốc tế:

- Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2010 đạt 451 triệu USD bằng 101% so với năm 2009, đạt 96,06% kế hoạch năm 2010. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 233 triệu USD, chuyển tiền đi và chuyển tiền đến (mậu dịch trog năm 2010 tăng trên 120 % so với năm 2009 về số món (10,500 món) nhưng doanh số lại giảm (chỉ đạt 128,5 triệu USD). Thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh tốn quốc tế 6.5 tỷ đồng bằng 148.09% năm 2009 và đạt 116.07% kế hoạch năm .

- Kinh doanh ngoại tệ: doanh số mua bán quy đổi đạt 460 tỷ, thu kinh doanh ngoại tệ đạt gần 7.2 tỷ đồng chiếm 26.27% thu dịch vụ, luôn đáp ứng đày đủ kịp thời với nhu cầu của khách hàng, với cạnh tranh trên thị trường.

2.1.5. Khái quát về kết quả nghiệp vụ thẩm định

Biểu 4: Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD

(Đơn vị :Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số dự án tiếp nhận 35 40 46

Số dự án để lại năm sau 1 2 0

Số dự án đã thẩm định 38 39 46

Số dư án duyệt 37 38 46

Số tiền cho vay (Doanh số cho vay) 3,384 3,451.6 4,680.8 Số dự án được duyệt có phát sinh nợ

quá hạn 3 1 0

Giá trị các dự án được duyệt có phát

sinh nợ quá hạn 28.1 14.6 0

(Nguồn: báo cáo của Sở)

Biểu 4 ở trên cho thấy số lượng dự án mà công tác thẩm định tiếp nhận tại Sở giao dịch liên tục tăng qua các năm từ 2008 đến 2010. Trong đó, năm 2010 là năm có nhiều dự án được tiếp nhận nhất: 46 dự án. Điều này đem đến một khối lượng công việc ngày càng lớn hơn cho các cán bộ đang thực hiện công tác thẩm định. Đương nhiên sẽ kéo theo những yêu cầu liên quan đến cường độ làm việc và trách nhiệm của các quản lý khách hàng doanh nghiệpdự án. Tất cả phản ánh một điều là liên tục trong các năm qua, đội ngũ cán bộ đảm trách công tác thẩm định tại Sở giao dịch đã có những nỗ lực lớn trong việc cố gắng hồn thành cơng việc của mình ngay cả khi khối lượng công việc liên quan đến thẩm định dự án tăng lên, đồng thời nó cho thấy được sự tiến triển nhất định trong trình độ và năng lực của các quản lý khách hàng

doanh nghiệpkhi mà càng ngày thì họ càng phải tiếp xúc với số lượng dự án ngày càng nhiều hơn, giá trị dự án ngày càng lớn hơn, phát sinh nhiều dự án có mức độ phức tạp lớn hơn.

2.2 Thực trạng nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại Sở

2.2.1 Quy trình và nội dung cơng tác thẩm định DAĐT tại Sở giao dịch NHTMCP Quốc tế Việt Nam.

2.2.1.1 Quy trình:

Quá trình thẩm định dự án tại Sở giao dịch được tiến hành thơng qua

phịng khách hàng doanh nghiệp 1 và 2. Tồn bộ quy trình thẩm định tín dụng gồm các bước sau:

Bước 1: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng. Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết bổ sung.

Bước 3: Thẩm định khả năng thu hồi nợ thông qua thơng tin có được. Bước 4: Ước lượng và kiểm sốt rủi ro tín dụng.

Bước 5: Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay.

Bước 3 và bước 4 là hai bước quan trọng nhất và đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật và cơng cụ thẩm định thích hợp. Chủ yếu ở 2 bước này là phân tích báo cáo tài chính và thẩm định dự án đầu tư.

2.2.1.2 Nội dung thẩm định:

Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch do NHTMCP Quốc tế quy định được đề cập trong văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng như văn bản hướng dẫn lập báo cáo thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP Quốc tế.

Căn cứ vào bộ hồ sơ của khách hàng phịng thẩm định sẽ tiến hành phân tích tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, phân tích DAĐT, trực tiếp theo dõi, thu hồi gốc, lãi, kiểm tra định kỳ để phòng ngừa rủi ro. Tại phòng thẩm định, khi tiếp nhận các hồ sơ xin vay của khách hàng, thì cán bộ tiếp nhận chịu trách nhiệm sử lý hồ

sơ và thẩm định dự án. Nội dung của công tác thẩm định tập trung vào những vấn đề sau:

a. Thẩm định về mặt pháp lý của hồ sơ:

Đây thực chất là kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của một số tài liệu trong hồ sơ. Tại Sở giao dịch mỗi bộ hồ sơ phải có đầy đủ các tài liệu sau:

a1. Hồ sơ doanh nghiệp

+ Về tư cách pháp nhân:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Quyết định bổ nhiệm các chức danh quan trọng: Giám đốc, kế toán trưởng, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Về tình hình tài chính:

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 2 năm gần nhất và quý gần nhất.( báo cáo năm phải là các báo cáo có xác nhận của cơ quan thuế).

- Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Bảng kê chi tiết các khoản mục: hàng tồn kho, nợ phải trả, nợ phải thu của doanh nghiệp đến ngày cuối cùng của quý gần nhất.

Giải trình tóm tắt về doanh nghiệp vay vốn.

a2. Hồ sơ của dự án đầu tư:

- Đơn xin vay vốn.

- Thông báo kế hoạch sử dụng vốn vay. - Ủy quyền vay vốn (nếu có).

- Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền. - Quyết định phê duyệt tổng dự toán.

- Giấy phép nhập khẩu thiết bị (đối với hàng nhập khẩu), văn bản phê duyệt chất lượng, giá cả thiết bị( đối với thiết bị mua trong nước).

- Bảng tính tốn, phân tích khả năng vay, trả nợ, lịch trả nợ do doanh nghiệp tính tốn, xác định gửi tới ngân hàng.

b. Thẩm định tính hình tài chính doanh nghiệp:

Trên cơ sở các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi đến ngân hàng: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính… cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình tín dụng làm căn cứ để chấm điểm, đánh giá khách hàng trên các mặt:

- Tình hình vốn và tài sản của doanh nghiệp. - Doanh thu và sản lượng đạt được.

- Lợi nhuận ròng và nghĩa vụ với nhà nước. - Khả năng thanh tốn.

- Tình hình cơng nợ, phải thu, phải trả, nợ vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

- Tình hình sử dụng vốn và tài sản.

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm, đánh giá và dự đoán trong tương lai.

- Trong phần đánh giá này cán bộ tín dụng cần tra thơng tin của khách hàng tại trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC) để xem độ tín nhiệm của doanh nghiệp vay với các tổ chức tín dụng và ngân hàng khác.

c. Thẩm dịnh dự án đầu tư

Cán bộ tín dụng tín hành thẩm định dự án đầu tư của khách hàng gửi đến trên cơ sở phân tích các yếu tố sau:

- Khả năng đầu vào, đầu ra và thị trường tiêu thụ của sản phẩm. - Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dự án: vốn tự có, vốn vay. - Xác định số vốn đầu tư ngân hàng có thể cho vay.

- Kế hoạch trả nợ ngân hàng bằng khấu hao và lợi nhuận ròng từ dự án và các nguồn khác.

- Tính tốn, xác định thời hạn vay, mức trả từng kỳ lãi và gốc để đảm bảo thu hồi nợ vay đúng thời hạn.

- Dựa theo những kết quả phân tích, đánh giá trên, cán bộ tín dụng nhận xét những cơ hội cũng như rủi ro của dự án đầu tư, đưa ra những biện pháp hạn chế rủi ro, kết luận về số tiền và phương thức tài trợ cho doanh nghiệp thực hiện dự án mà vẫn đảm bảo thu hồi được cả nợ và gốc đúng thời hạn cho ngân hàng.

2.2.2. Minh họa về nội dung thẩm định DAĐT tại Sở giao dịch NHTMCP Quốc tế Việt Nam. Quốc tế Việt Nam.

Dự án đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng khách sạn và khu nhà ở cao

cấp Pacific Tower.

Dự án đầu tư xây dựng khách sạn và khu nhà ở cao cấp của cơng ty TNHH Kim Khí Hoàng Minh lập và gửi xin vay vốn tại NHTMCP Quốc tế Việt Nam Sở giao dịch ngày 18/03/2011.

2.2.2.1 Thẩm định về doanh nghiệp vay vốn:

a. Thông tin pháp lý:

1 Tên đầy đủ theo ĐKKD Cơng ty TNHH Kim Khí Hồng Minh 2 Đăng ký kinh doanh Số ĐKKD Sở Kế hoạch đầu tư

Ngày cấp lần

đầu Ngày thay đổi

102005229 Thành Phố Hà Nội 24/04/2002 09/04/08

Địa điểm kinh doanh 23 Ngõ 53 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

3 Ngành nghề chính Kinh doanh thép, gia cơng cơ khí, đầu tư kinh doanh bất động sản. 4 Vốn điều lệ đăng ký 20.000.000.000 VND Vốn góp hiện

tại

20.000.000.000 VND 5 Đại diện theo pháp luật Ông Trần Văn Sơn

6 Đại diện vay vốn Ông Trần Văn Sơn

Nhận xét:

Hồ sơ pháp lý: cung cấp có đầy đủ, cịn hiệu lực và hợp lệ.

Khách hàng có đủ điều kiện pháp lý để vay vốn theo qui định của ngân hàng.

b. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

i. Phân tích báo cáo tài chính: (bảng 1)

Tổng tài sản/ Nguồn vốn của Công ty tương đối ổn định qua các năm, từ năm 2009 đến này, mức độ biến động về quy mô tài sản ở mức thấp. Năm 2010 tăng 4% so với năm 2009, và đến 28/02/2011 giảm 9% so với năm 2010. Cụ thể:

Tài sản:

Tài sản của cơng ty tập trung chính ở TSLĐ, năm 2010 TSLĐ chiếm 97% tổng tài sản và có sự tăng trưởng bằng với mức tăng chung của TTS (điều này cũng phản ánh rất đúng bản chất của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần túy). Khi tăng quy mơ kinh doanh thì chủ yếu sẽ là tăng ở các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho.

+ Các khoản nợ phải thu: có sự tăng khá lớn qua các năm 2009 – 2010

với mức tăng 35%, tương ứng: 27,232 triệu đồng – 36,867 triệu đồng. Tuy nhiên đến 28/02/2011 thì các khoản nợ phải thu có xu hướng giảm nhẹ ở mức -8% so với đầu năm.

Khoản nợ phải thu của khách hàng: 24,294 triệu đồng đến 28/02/2011 được chia cho 31 khách hàng thường xuyên có giao dịch, khoản phải thu lớn nhất là của Cơng ty TNHH Kim Khí Thiên Sơn, 17,413 triệu đồng. Phần cịn lại có giá trị từ vài trăm triệu đến vài tỷ vẫn đang trong thời gian cho bán hàng trả chậm, chưa đến hạn thanh tốn. Cơng ty khơng phát sinh nợ phải thu khó địi.

(Chi tiết phải thu của khách hàng gửi kèm, bảng 1.1).

Khoản mục trả trước cho người bán, năm 2010 là 6 triệu đồng thì đến 28/02/2011 là 9,774 triệu đồng. ((Đây thực chất là số tiền cơng ty đó đặt cọc khi ký hợp đồng đối với các đối tác có uy tín, quan hệ mua bán lâu năm hoặc

số tiền cơng ty thanh tốn cho người mua nhưng chưa nhận được hàng nên hạch toán vào bên Nợ TK phải trả người bán.))

+ Hàng tồn kho: cũng có mức tăng khá lớn, từ 45,810 triệu đồng cuối

năm 2009 lên 57,267 triệu đồng của cuối năm 2010. Điều này phản ánh việc dự trữ hàng mua hàng phục vụ cho các hợp đồng đã ký. Lượng hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch NHTMCP quốc tế việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)