Nội dung thẩm định:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch NHTMCP quốc tế việt nam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG I :PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.2 Thực trạng nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại Sở

2.2.1.2 Nội dung thẩm định:

Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch do NHTMCP Quốc tế quy định được đề cập trong văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng như văn bản hướng dẫn lập báo cáo thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP Quốc tế.

Căn cứ vào bộ hồ sơ của khách hàng phòng thẩm định sẽ tiến hành phân tích tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, phân tích DAĐT, trực tiếp theo dõi, thu hồi gốc, lãi, kiểm tra định kỳ để phòng ngừa rủi ro. Tại phòng thẩm định, khi tiếp nhận các hồ sơ xin vay của khách hàng, thì cán bộ tiếp nhận chịu trách nhiệm sử lý hồ

sơ và thẩm định dự án. Nội dung của công tác thẩm định tập trung vào những vấn đề sau:

a. Thẩm định về mặt pháp lý của hồ sơ:

Đây thực chất là kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của một số tài liệu trong hồ sơ. Tại Sở giao dịch mỗi bộ hồ sơ phải có đầy đủ các tài liệu sau:

a1. Hồ sơ doanh nghiệp

+ Về tư cách pháp nhân:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Quyết định bổ nhiệm các chức danh quan trọng: Giám đốc, kế toán trưởng, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Về tình hình tài chính:

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 2 năm gần nhất và quý gần nhất.( báo cáo năm phải là các báo cáo có xác nhận của cơ quan thuế).

- Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Bảng kê chi tiết các khoản mục: hàng tồn kho, nợ phải trả, nợ phải thu của doanh nghiệp đến ngày cuối cùng của quý gần nhất.

Giải trình tóm tắt về doanh nghiệp vay vốn.

a2. Hồ sơ của dự án đầu tư:

- Đơn xin vay vốn.

- Thông báo kế hoạch sử dụng vốn vay. - Ủy quyền vay vốn (nếu có).

- Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền. - Quyết định phê duyệt tổng dự toán.

- Giấy phép nhập khẩu thiết bị (đối với hàng nhập khẩu), văn bản phê duyệt chất lượng, giá cả thiết bị( đối với thiết bị mua trong nước).

- Bảng tính tốn, phân tích khả năng vay, trả nợ, lịch trả nợ do doanh nghiệp tính tốn, xác định gửi tới ngân hàng.

b. Thẩm định tính hình tài chính doanh nghiệp:

Trên cơ sở các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi đến ngân hàng: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính… cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình tín dụng làm căn cứ để chấm điểm, đánh giá khách hàng trên các mặt:

- Tình hình vốn và tài sản của doanh nghiệp. - Doanh thu và sản lượng đạt được.

- Lợi nhuận ròng và nghĩa vụ với nhà nước. - Khả năng thanh tốn.

- Tình hình cơng nợ, phải thu, phải trả, nợ vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

- Tình hình sử dụng vốn và tài sản.

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm, đánh giá và dự đốn trong tương lai.

- Trong phần đánh giá này cán bộ tín dụng cần tra thơng tin của khách hàng tại trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC) để xem độ tín nhiệm của doanh nghiệp vay với các tổ chức tín dụng và ngân hàng khác.

c. Thẩm dịnh dự án đầu tư

Cán bộ tín dụng tín hành thẩm định dự án đầu tư của khách hàng gửi đến trên cơ sở phân tích các yếu tố sau:

- Khả năng đầu vào, đầu ra và thị trường tiêu thụ của sản phẩm. - Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dự án: vốn tự có, vốn vay. - Xác định số vốn đầu tư ngân hàng có thể cho vay.

- Kế hoạch trả nợ ngân hàng bằng khấu hao và lợi nhuận rịng từ dự án và các nguồn khác.

- Tính tốn, xác định thời hạn vay, mức trả từng kỳ lãi và gốc để đảm bảo thu hồi nợ vay đúng thời hạn.

- Dựa theo những kết quả phân tích, đánh giá trên, cán bộ tín dụng nhận xét những cơ hội cũng như rủi ro của dự án đầu tư, đưa ra những biện pháp hạn chế rủi ro, kết luận về số tiền và phương thức tài trợ cho doanh nghiệp thực hiện dự án mà vẫn đảm bảo thu hồi được cả nợ và gốc đúng thời hạn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch NHTMCP quốc tế việt nam (Trang 35 - 38)