Hoàn thiện khung pháp lý góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lạ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 105 - 106)

3.5 Giải pháp hỗ trợ

3.5.1 Hoàn thiện khung pháp lý góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lạ

NHNN bắt buộc các ngân hàng cơng bố tình hình tài chính một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời, giảm thiểu sự lệch lạc thông tin về hoạt động của các NHTMCP, có biện pháp chế tài mạnh những ngân hàng vi phạm quy định. Những giao dịch cổ phần, cổ phiếu ngân hàng có hoạt động M&A phải được thực hiện qua sở giao dịch chứng khốn cơng khai mới hợp pháp trong hoạt động M&A ngân hàng.

3.5 5 Giải pháp hỗ trợ

3.5.1Hồn thiện khung pháp lý góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng ngân hàng

Vấn đề quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống khung pháp lý cho hoạt động M&A hiện nay là cần nhanh chóng đưa ra một văn bản thống nhất dành riêng cho hoạt động này. Với vai trò là cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN cần tăng cường hơn nữa trong việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, hợp lý, tạo điều kiện cho việc tái cấu trúc ngân hàng và nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM thông qua hoạt động M&A.

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại TCTD: Hiện

nay, hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và các TCTD nói riêng ở Việt Nam được quy định và điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khốn, Luật NHNN, Luật các TCTD,…Chính việc quy định phân tán và khơng cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm khác nhau hay mục tiêu điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật này không giống nhau, dẫn đến các ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung khó vận dụng vào hoạt động sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực hoạt động của mình. Do đó, NHNN cần rà sốt các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sáp nhập và mua lại, từ đó ban hành những nghị định, thơng tư hướng dẫn cụ thể về hoạt động sáp nhập và mua lại các NHTM.

- Các quy định về thủ tục pháp lý khi thực hiện hoạt động sáp nhập và mua lại cần thơng thống, rõ ràng và thời gian xét duyệt cụ thể: Điều này góp phần hạn chế

những thủ tục hành chính nặng nề gây lãng phí thời gian và chi phí thực hiện. Quy định rõ thời gian xét duyệt giữa các cấp thẩm quyền và chế tài khi kéo dài thời gian xử lý mà khơng có giải thích cụ thể. Đây là yếu điểm lớn nhất trong các thủ tục hành chính,

nếu quy định rõ và có chế tài cụ thể sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian thực hiện, góp phần thúc đẩy hoạt động M&A.

- Các hình thức thực hiện hoạt động M&A: Hiện nay, Luật cạnh tranh mới chỉ quy định

về sáp nhập theo chiều ngang, vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định sáp nhập theo chiều dọc để tạo điều kiện cho sự phát triển hình thành Tập đồn tài chính,…

- Cần có những qui định ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể liên quan khi thực hiện hoạt động M&A: Các đối tượng tham gia vào hoạt động M&A ngoài chủ

thể chính là các ngân hàng thì các tổ chức (Cơng ty Môi Giới, Công ty Tư Vấn, Công ty Kiểm tốn,…) cũng đóng vai trị quan trọng, sự thiếu trách nhiệm cũng như trình độ chun mơn nghiệp vụ của người tư vấn cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng mà ngân hàng phải gánh chịu. Vì vậy, quy định quyền và nghĩa vụ ràng buộc họ với hoạt động M&A là cần thiết để tăng thêm mức độ an toàn cho ngân hàng khi tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra, cần quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa ngân hàng và các cổ đông, người lao động cũng là vấn đề cần thiết để mang lại sự thành công trước và sau hoạt động M&A. Quy định cụ thể các giao dịch M&A bị cấm trong các văn bản pháp luật. Các quy định pháp lý nhìn chung phải chặt chẽ và lượng hóa được tối đa mọi khả năng có thể xảy ra để điều chỉnh kịp thời. Cần có sự điều tiết và phối hợp giữa NHNN và các cơ quan có thẩm quyền đối với việc quản lý hoạt động M&A nhằm hạn chế tình trạng độc quyền theo nhóm có thể xảy ra khi hoạt động M&A quá lớn, chi phối hoạt động của thị trường tài chính ngân hàng gây ảnh hưởng không tốt đến toàn hệ thống và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w