3.5 Giải pháp hỗ trợ
3.5.3 Nâng cao vai trò của ngân hàng nhà nước trong định hướng và lộ trình thúc
đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mại cổ phần
Mục tiêu hướng đến của ngành ngân hàng Việt Nam là hệ thống NHTM Việt Nam nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính để đủ sức cạnh tranh bình đẳng với NHNNg, đảm bảo an tồn hệ thống và hạn chế rủi ro có tính dây chuyền. Hoạt động M&A đối với các ngành nói chung và ngành ngân hàng nói riêng về lâu dài là hoạt động tự nguyện vì lợi ích mang lại đối với các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên thì vai trị của NHNN Việt Nam trong định hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng trong dàn xếp, trung gian các hoạt động M&A ngân hàng giữa các TCTD Việt Nam, trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể như:
+ NHNN cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động M&A nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTMCP có thể thấy hiện tại Việt Nam đang có rất nhiều NHTMCP quy mơ nhỏ hoạt động kém hiệu quả, thiếu nhà quản trị điều hành cấp cao có chiến lược, có tầm nhìn. Do đó để thúc đẩy các ngân hàng nhỏ tìm đến sáp nhập, hợp nhất với nhau, NHNN phải là đầu mối nối kết các TCTD Việt Nam trong hoạt động M&A, các chính sách ưu đãi như hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính khi sáp nhập, về việc ưu đãi khi tham gia các giao dịch với NHNN, về dự trữ bắt buộc... Có như vậy mới tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự liên kết các ngân hàng Việt Nam nhỏ, lớn lại với nhau.
+ NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập mới các ngân hàng theo hướng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng ra đời sau này có được quy mơ vốn lớn hơn, năng lực tài chính cao hơn và an tồn hơn, tránh được tình trạng đua nhau thành lập ngân hàng như đã diễn ra trong thời gian qua, đồng thời nhằm định hướng các luồng vốn đầu tư trong nền kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng thay vì để thành lập ngân hàng mới sẽ hướng đến đầu tư vào các ngân hàng hiện có để củng cố sức mạnh cho các ngân hàng này, nâng cao tiềm lực tài chính giúp các ngân hàng lớn có thể mua lại các ngân hàng nhỏ hơn để nâng cao sức cạnh tranh.
+ NHNN cần đặt ra các quy định khắt khe hơn cho việc sáp nhập bắt buộc. Theo quy định hiện nay, chỉ những ngân hàng bị đặt vào diện kiểm sốt đặc biệt, có nguy cơ phá sản và ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng hoặc có vốn điều lệ thấp hơn quy định mới bị bắt buộc sáp nhập, trong đó vốn điều lệ tối thiểu áp dụng cho đến hết năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và hết năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, NHNN nên kiến nghị Chính phủ ban hành những quy định khắt khe hơn về các tỷ lệ an toàn vốn, về tỷ suất lợi nhuận, về xếp hạng ngân hàng... Nếu ngân hàng nào có thực trạng hoạt động thấp hơn những tiêu chuẩn được đưa ra thì bắt buộc phải sáp nhập. NHNN cần mạnh tay hơn nữa trong việc đề ra các quy định cho sáp nhập bắt buộc, chứ khơng nên để sáp nhập theo hình thức tự nguyện là chủ yếu như các quy định hiện nay.
+ NHNN cần theo dõi, giám sát các chiến lược, kế hoạch bán cổ phần của các NHTMCP Việt Nam, đặc biệt là các NHTMCP nhỏ. Hiện nay, để đạt được yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định đối với các NHTMCP có quy mơ nhỏ là vơ cùng khó khăn khi mà nhà đầu tư trong nước khơng thiết tha mua cổ phiếu của những ngân hàng này vì giải trình phương án sử dụng vốn không khả thi, lợi tức cổ đông thấp, phương án chia thưởng nghiêng về lợi ích của Hội đồng quản trị. Các ngân hàng này đã tìm đến các nhà đầu tư nước ngồi để có thể bán cổ phần với giá thấp xấp xỉ bằng mệnh giá. Vấn đề này cần được NHNN xem xét, giám sát để hạn chế sự xâm nhập, kiểm soát vào ngành ngân hàng với giá rẻ thay vì đề nghị thành lập mới một NHNNg tại Việt Nam.
3.6 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam