Nâng cao năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 110)

Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, xem đây là mục tiêu chiến lược để nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHNNg, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu cho ngân hàng, nhưng sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút khách hàng, quản trị rủi ro hệ thống. Ngồi ra, trong q trình đầu tư trang thiết bị và lắp đặt phần mềm cần chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng, có khả năng ngăn ngừa rủi ro những tội phạm tin học hoặc rủi ro đạo đức xuất phát từ phía nhân viên ngân hàng hoặc khách hàng.

Không dừng ở các sản phẩm cơng nghệ cao, các sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi được may đo theo nhu cầu đặc thù của khách hàng cũng là yếu tố cạnh tranh quyết định đối với mỗi ngân hàng. Thành công của mỗi NHTMCP phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận, phục vụ nhóm khách hàng có tiềm năng tạo ra lợi nhuận lớn đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Vì thế, việc có đầy đủ thơng tin khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời để có thể xác định nhu cầu, tư vấn các sản phẩm hiệu quả cho khách hàng và ra được các quyết định phục vụ một cách phù hợp và

nhanh nhất, đòi hỏi các NHTM phải ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là một trong những yếu tố cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Chi phí là một trong các yếu tố cạnh tranh truyền thống và cũng vấn là vấn đề quan trọng trong cạnh tranh trên thị trường tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí ln gắn liền với các tiện ích sản phẩm, dịch vụ; sự thuận tiện, chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Bên cạnh đó, cơng tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng cơng nghệ tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới, phù hợp và thích ứng với sự phát triển của công nghệ hiện đại cũng cần được chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác công nghệ. Các NHTMCP cần mở rộng và phát triển hệ thống kênh phân phối bao gồm các điểm giao dịch, hệ thống máy ATM, POS, hệ thống ngân hàng điện tử,…Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ thanh toán điện tử internet banking, mobile banking.

3.6.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được đánh giá là quan trọng nhất của mỗi ngân hàng, vì đó là cơ sở giúp ngân hàng khai thác tối ưu nguồn lực về vốn, công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lược là một trong những chiến lược cấp bách khơng chỉ để cạnh tranh trong hiện tại mà cịn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài và bền vững của ngân hàng. Một số giải pháp đặt ra như sau: - Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng cụ thể, phù hợp với từng chức danh

cụ thể, đảm bảo tính minh bạch và khoa học trong việc đánh giá nhân viên.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ minh bạch nhằm thu hút và giữ nhân tài như cơ chế tiền lương, chính sách khen thưởng phù hợp để khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên làm việc và gắn bó lâu dài với ngân hàng.

- Tăng cường công tác đào tạo, tự đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên: tổ chức các buổi đào tạo chuyên môn trong nội bộ ngân hàng, các khóa đào tạo trong và ngồi nước, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cán bộ nâng cao trình độ.

- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng: nâng cao công tác tuyên truyền, quảng cáo chương trình tuyển dụng, chất lượng khâu xét tuyển hồ sơ, phỏng vấn, xây dựng các kế hoạch nhân sự theo nhu cầu công việc và sự phát triển của ngân hàng.

3.6.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ tốt sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lịng, từ đó tạo ra sự gắn bó lâu dài với ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, nâng cao chất lượng

dịch vụ là cách duy trì khách hàng cũ và quảng cáo hiệu quả nhất. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ như (1) xây dựng mơ hình kinh doanh theo định hướng khách hàng; (2) Cải tiến quy trình, thủ tục cung cấp sản phẩm dịch vụ nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; (3) Thành lập các phịng chăm sóc khách hàng; (4) Tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng nhanh chóng, kịp thời; (5) Cải thiện các tiện nghi cho khách hàng trong khi chờ đợi như phịng đợi, truyền hình, internet, bãi giữ xe,…

3.6.6 Nâng cao uy tín thương hiệu

Thương hiệu là một tài sản vơ hình nhưng nó chứa đựng trong đó sức mạnh của một ngân hàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các NHTMCP vì hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên uy tín và sự tin tưởng của khách hàng. Như vậy, thương hiệu đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các NHTMCP, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vì vậy, chiến lược phát triển thương hiệu sẽ gắn liền với phương châm và chiến lược của ngân hàng vì sự phát triển thịnh vượng và bền vững của ngân hàng. Trước tiên, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng một chiến lược marketing phù hợp. Các NHTMCP cần hoạch định một nguồn ngân sách cụ thể được thực thi chiến lược này.

- Tăng cường công tác quan hệ công chúng, tạo mối quan hệ giữa ngân hàng với các đơn vị truyền thông, các cơ quan đoàn thể, trường học, tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu các sản phẩm và hình ảnh của ngân hàng tới các khách hàng, tham gia tài trợ các chương trình vì cộng đồng như tặng nhà tình nghĩa cho gia đình có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn hoạt động của ngân hàng, ủng hộ quỹ tấm lòng vàng, quỹ khuyến học, các chương trình từ thiện xã hội,…

- Thường xuyên quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các kênh truyền hình thành phố và địa phương, các trang mạng điện tử, báo chí, hệ thống siêu thị, các hãng taxi,…

- Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện công tác truyền thông chuyên nghiệp, nhằm cung cấp các thông tin về ngân hàng, cũng như các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời và hiệu quả.

- Sự tin tưởng vào một thương hiệu cũng đòi hỏi sự thơng suốt về thơng tin. Do đó, các NHTMCP cần cung cấp thông tin một cách xuyên suốt và minh bạch tới các khách hàng, đối tác thông qua các báo cáo thường niên, đặc biệt là các báo cáo tài chính một

cách đầy đủ, kịp thời và phản ánh chính xác chân thực nhất về hoạt động của các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoạt động M&A là một trong những giải pháp góp phần tái cấu trúc hệ thống NHTMCP tại Việt Nam đòi hỏi việc chọn lựa giải pháp thích hợp, đây khơng chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, NHNN, các nhà làm luật mà cịn là ở chính bản thân các NHTMCP Việt Nam và những đối tượng liên quan trực tiếp khác. Thành công hay thất bại, tồn tại và khẳng định được thương hiệu ngành Ngân hàng Việt Nam hay là để mất hoàn toàn vào tay của các NHNNg, tuỳ thuộc vào nhận thức, sự nỗ lực, tầm nhìn và cố gắng của các NHTMCP Việt Nam. Ngoài ra, các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo ra hành lang pháp lý thơng thống, cơng bằng và thuận lợi cho hoạt động M&A cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu hoạt động M&A ngành Ngân hàng Việt Nam. Với những giải pháp đã đề ra đòi hỏi phải được triển khai một cách đồng bộ và có lộ trình thực hiện cụ thể. Điều quan trọng nhất là các NHTMCP phải tự đánh giá một cách tổng thể nhất về thực lực nội tại của mình, hoạch định những chiến lược cụ thể dựa trên những lợi thế vốn có, khả năng tiềm lực về nguồn vốn để có thể cạnh tranh trong mơi trường hội nhập ngày càng gay gắt như hiện nay.

KẾT LUẬN

Như vậy, hoạt động M&A đóng một vai trị rất quan trọng và hữu ích trong tất cả các nền kinh tế thị trường và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Hoạt động M&A được thực hiện một cách đúng đắn sẽ mang lại lợi ích cho các bên, nhưng cũng có những hoạt động để lại những hậu quả không tốt cho NHTMCP và nền kinh tế. Tuy nhiên, M&A hiện đang là xu thế chung trên thế giới là là giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống các NHTMCP còn nhiều hạn chế tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hiện tại, năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam còn thấp, các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc gia nhập WTO, các ràng buộc cam kết phân biệt được gỡ bỏ, nhiều NHNNg đã và sẽ đến Việt Nam sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh vơ cùng khốc liệt, do đó các NHTMCP trong nước cần tăng cường năng lực cạnh tranh và con đường hữu hiệu nhất là thông qua hoạt động M&A ngân hàng.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP không chỉ dừng lại ở sự tăng lên về lượng thông qua hoạt động M&A mà cịn có những chiến lược kết hợp để thay đổi về chất trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn, xây dựng thương hiệu vững mạnh, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đẩy mạnh việc nâng cao hệ thống công nghệ hiện đại, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro an tồn theo thơng lệ quốc tế,…

Với mục tiêu ban đầu của đề tài tác giả muốn mang đến một cái nhìn bao quát cụ thể từ lý luận và thực tế của hoạt động M&A, mối quan hệ giữa nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP thông qua hoạt động M&A, thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam, phân tích cụ thể năng lực cạnh tranh của một số NHTMCP Việt Nam thơng qua hoạt động M&A. Từ đó nêu ra những giải pháp cấp thiết khắc phục những rủi ro, tồn tại để các NHTMCP Việt Nam thực hiện tốt các hoạt động M&A góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do những thay đổi liên tục của nền kinh tế, các thông tin kiến thức về M&A được tác giả tìm hiểu thông qua các tài liệu nghiên cứu, văn bản pháp luật và các bài báo về M&A, cũng như thông tin về tình hình hoạt động của các ngân hàng sau hoạt động M&A. Do thời gian nghiên cứu ngắn, khả năng hạn hẹp của người viết nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của Quý Thầy cô và bạn đọc để luận văn hoàn thiện sớm. Chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất từ năm 2009 – 2011. 2. Báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội từ năm 2009 –

2011.

3. Báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa từ năm 2009 – 2011.

4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2009 – 2012.

5. Báo cáo thường niên cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội năm 2011.

6. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu từ năm 2009 – 2012.

7. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam từ năm 2009 – 2012.

8. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư Phát Triển Việt Nam từ năm 2009 – 2012.

9. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam từ năm 2009 – 2012.

10. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín từ năm 2009 – 2012.

11. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam từ năm 2009 – 2012.

12. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam từ năm 2009 – 2012.

13. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội từ năm 2009 – 2012.

14. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội từ năm 2009 – 2012.

15. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á từ năm 2009 – 2012.

16. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải từ năm 2009 – 2012.

17. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt từ năm 2009 – 2012.

18. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn từ năm 2009 – 2012.

19. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam từ năm 2009 – 2012.

20. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam từ năm 2009 – 2012.

21. Hoàng Đại Ngọc, 2012. Sáp nhập, hợp nhất và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Liễu Thu trúc và Võ Thành Danh, 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ,

21a (2012), trang 158-168.

23. Michael E.S. Frankel, 2009. M&A mua lại và sáp nhập căn bản. Nhà xuất bản Tri Thức.

24. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 1998. Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 ban hành quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.

25. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2006. Đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2012

và định hướng đến 2020.

26. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2006. Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006

ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

27. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.

28. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an tồn hoạt động của tổ chức tín dụng.

29. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.

30. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất

bản Thống Kê.

31. Nguyễn Quốc Hiệp, 2012. Giải pháp ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh của

Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố

32. Nguyễn Thị Loan, 2011. Hoạt động mua bán sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học. Đại học Ngân hàng TP.

Hồ Chí Minh.

33. Nguyễn Trí Thanh và cộng sự, 2009. Cẩm nang mua bán & sáp nhập tại Việt Nam. Mạng mua bán Sáp nhập Việt Nam.

34. Phan Diên Vỹ (2013) Định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng – Thực trạng và giải pháp <http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/07/24/dinh-gia-ti-san-trong-hoat-

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w