CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.3. Về độc tính của chế phẩm NC trên thực nghiệm
4.3.1. Độc tính cấp
Một thuốc để có thể sử dụng phải có hiệu lực an tồn và để chứng minh tính an tồn thì phải nghiên cứu độc tính của thuốc. Khảo sát độc tính cấp là đánh giá những biểu hiện bất thường xuất hiện do thuốc gây ra sau khi dùng một liều duy nhất hoặc trong 24 giờ đầu trên động vật thí nghiệm.
Việc thử độc tính cấp nhằm cung cấp thơng tin dự đốn triệu chứng, dự kiến biện pháp điều trị ngộ độc cấp, xác định phạm vi an toàn, LD50 của thuốc.
Theo y học cổ truyền, các thành phần trong chế phẩm NC là thổ phục linh, hy thiêm, bồ công anh, cỏ nhọ nồi đều có tác dụng điều trị gút, khơng có độc tính. Trong thử nghiệm thăm dị, chúng tơi xác định mức liều 37,7 g/kg là liều cao nhất mà chuột có thể dung nạp được mà không gây chết chuột, liều này gấp gần 31 lần liều có tác dụng dược lý.
Thử nghiệm chính thức được tiến hành 3 lô chuột với 2 mức liều 25,18 g/kg và 37,33 g/kg. Kết quả cho thấy khơng có chuột tử vong sau khi uống mẫu thử ở cả 2 mức liều. Sau khi dùng chế phẩm, các chuột đều ăn uống, vận động bình thường, phản xạ tốt với kích thích, lơng mượt, niêm mạc hồng hào, mắt sáng, phân khô, nước tiểu bình thường. Như vậy, kết quả độc tính cấp cho thấy, chế phẩm NC tương đối an tồn, khơng gây ra độc tính cấp nghiêm trọng trên động vật.
4.3.2. Độc tính bán trường diễn
Nghiên cứu sử dụng mơ hình thử độc tính thử độc tính liều nhắc lại 28 ngày theo đường uống của OECD và thử nghiệm trên chuột cống trắng.
Trên chuột cống trắng, nhóm nghiên cứu thử nghiệm với liều 1980 mg/kg. Chuột đươc uống chế phẩm NC pha trong nước cất liên tục trong 28 ngày. Sau ngày thứ 28, chuột được lấy để làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa và mổ để quan sát đại thể và vi thể các cơ quan.
4.3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm NC lên thể trạng tồn thân, cân nặng chuột
Theo dõi tình trạng chung của chuột ở cả lô chứng và lô uống chế phẩm thử trong suốt quá trình nghiên cứu cho thấy khơng có biểu hiện bất thường. Tại tuần thứ nhất, khối lượng của lơ cái có dấu hiệu giảm nhẹ ở cả lô chứng và lô thử tuy nhiên con số này rất nhỏ (0,98% và 1,46%) có thể do sai số trong q trình cho chuột nhịn ăn, kĩ thuật cân và kỹ thuật đọc số liệu. Còn lại cân nặng chuột ở các lơ đều tăng và khơng có sự khác biệt về sự tăng trưởng khối lượng cơ thể giữa các lô thử so với các lô chứng cùng giống, tại tất cả các thời điểm nghiên cứu.
Như vậy, chế phẩm NC liều 1980 mg/kg khơng ảnh hưởng đến thể trạng tồn thân và cân nặng của chuột cống trắng.
4.3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm NC lên các thông số huyết học
Máu đóng vai trị duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, số lượng và chất lượng các tế bào máu phản ánh tình trạng của cơ quan tạo máu. Vì vậy, nếu thuốc tác động đến cơ quan tạo máu, sẽ làm thay đổi số lượng và chất lượng các tế bào máu. Nhóm nghiên cứu đã xác định thông số huyết học bao gồm số lượng hồng cầu (RBC), nồng độ hemoglobin (HGB), tỷ lệ hematocrit (HCT), thể tích trung bình hồng cầu (MCV), số lượng tiểu cầu (PLT), số lượng bạch cầu (WBC) và tỷ lệ % tế bào lympho (LYM%). Đây là các thông số huyết học thường được xác định khi nghiên cứu độc tính bán trường diễn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các lơ thử đều khơng có sự khác biệt so với lơ chứng. Ở chuột cái, chỉ số LYM của lô thử cao hơn so với lô chứng (p < 0,05) tuy nhiên mức độ tăng nhẹ (<10%) và chỉ xảy ra ở lơ cái do đó sự tăng nhẹ của thơng số này chưa khẳng định được là biểu hiện độc tính của chế phẩm nghiên cứu trên chức năng tạo máu. Các thông số huyết học ở các lơ thử cịn lại khơng có sự khác biệt có ý nghĩa
so với lơ chứng cùng giống (p>0,05). Do đó, chế phẩm NC liều 1980mg/kg không ảnh hưởng tới các thông số huyết học của chuột cống trắng.
4.3.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm NC trên chức năng gan
Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể với nhiều chức năng đặc biệt quan trọng như: chuyển hóa hóa sinh, tiêu hố khử độc và loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa ra khỏi cơ thể. Nó tham gia vào nhiều hoạt động chức năng như bài tiết, tổng hợp và chuyển hóa. Các bệnh lý về gan có thể gây tổn thương tế bào gan, gây tình trạng tắc mật hoặc suy giảm chức năng gan.
Khi gan bị tổn thương sẽ làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, dẫn đến tăng hoạt độ của nhiều ezym trong máu, đặc biệt là các enzym có nguồn gốc tại gan. Vì vậy để đánh giá mức độ tổn thương tế bào gan, người ta thường định lượng các ezym có nguồn gốc từ gan trong huyết thanh. Khi nồng độ các enzym này tăng chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương. Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu định lượng AST và ALT, đây là 2 enzym được sử dụng rộng rãi trong đánh giá sự tổn thương của tế bào gan. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về các thơng số ALT, AST giữa lô thử và lô chứng cùng giống (p > 0,05), chứng tỏ chế phẩm NC không ảnh hưởng đến sự tổn thương tế bào gan.
Ngồi ra, gan có vai trong rất lớn trong chuyển hóa glucid, lipid, protid cho cơ thể. Định lượng protein toàn phần, cholesterol, glucose, creatinin trong máu giúp dánh giá chức năng chuyển hóa của gan. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các thơng số glucose, cholesterol tồn phần, protein tồn phần và creatinin huyết thanh giữa các lô thử so với lô chứng cùng giống (p>0,05), chứng tỏ chế phẩm NC không ảnh hưởng đến các chức năng trên chuyển hóa protid, lipid và glucid của gan. Bên cạnh đó, trên tất cả các cá thể nghiên cứu, khơng quan sát thấy có sự thay đổi nào về mặt đại thể của gan. Hình ảnh vi thể gan cũng khơng có sự khác biệt giữa lô chứng và lô nghiên cứu ở mức liều 1980 mg/kg. Khối lượng gan theo cơ thể chuột ở tất cả các lơ thử uống NC khơng có sự khác biệt có ý nghĩa so với lơ chứng (p>0,05).
Do đó, chế phẩm NC liều 1980mg/kg khơng ảnh hướng đến chức năng gan.
4.3.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm NC trên chức năng thận
Thận là cơ quan nhỏ bé (chiểm khoảng 0,5% trọng lượng cơ thể) nhưng lại đảm nhiệm nhiều chức năng sống còn của cơ thể. Khi thuốc vào cơ thể, sau khi thực hiện chức năng của mình sẽ được thận thải trừ ra ngồi cơ thể. Tuy nhiên nhu mơ thận rất nhạy cảm với thuốc, do đó thuốc có khả năng gây độc thận.
Creatin được tổng hợp ở gan, theo dịng máu tới mơ cơ và được thối hóa thành creatinin. Creatinin được lọc hồn tồn qua cầu thận, khơng được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận. Nồng độ creatinin trong máu ổn định, không phục thuộc vào thức ăn hoặc những thay đổi sinh lý khác mà chỉ phụ thuộc vào khả năng lọc của cầu thận. Việc sử
dụng creatinin chính là cơ sở để làm xét nghiệm thăm dò chức năng lọc của cầu thận và theo dõi tiến triển của chức năng thận.
Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thơng số creatinin ở lơ thử và lô chứng (p > 0,05), chứng tỏ khơng có bất cứ sự tổn thương nào từ thận. Khối lượng thận theo cơ thể chuột ở tất cả các lô thử cũng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa so với lơ chứng (p>0,05). Bên cạnh đó, kết quả giải phẫu đại thể và giải phẫu vi thể của thận khơng có sự khác nhau giữa lơ chứng và lơ nghiên cứu ở cả hai mức liều.
Do đó, chế phẩm NC liều 1980mg/kg không ảnh hưởng đến chức năng thận.
4.3.2.5. Ảnh hưởng của chế phẩm NC đến khối lượng của các cơ quan
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ khối lượng các cơ quan tim, phổi, tuyến thượng thận ở tất cả các lô uống chế phẩm thử đều khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lô chứng cùng giống (p > 0,05). Tuy nhiên ở lơ cái, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa lơ thử và lơ chứng ở tỷ lệ khối lượng lách so với khối lượng toàn cơ thể. Tuy nhiên sự khac biệt này rất nhỏ và chỉ xảy ra ở lơ cái, do đó chưa thể khẳng định là biểu hiện độc tính của chế phẩm. Vậy, chế phẩm NC liểu 1980mg/kg không ảnh hưởng tới khối lượng các cơ quan trong cơ thể
Từ kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn, chúng tôi nhận thấy chế phẩm NC khơng thể hiện độc tính sau 28 ngày thử nghiệm.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số kết luận:
1. Tác dụng hạ acid uric máu thực nghiệm của chế phẩm NC
- Trên mơ hình gây tăng acid uric cấp bằng kalioxonat ở chuột nhắt trắng, chế phẩm NC mức liều 600 mg/kg chưa thể hiện tác dụng làm giảm nồng độ acid huyết thanh nhưng mức liều 1200 mg/kg làm giảm nồng độ acid huyết thanh so với lơ chứng bệnh.
- Trên mơ hình đánh giá ảnh hưởng đến hoạt độ của enzym xanthin oxidase gan chuột nhắt trắng, cả 2 mức liều 600 mg/kg và 1200 mg/kg đều chưa thể hiện tác dụng ức chế hoạt độ enzym xanthin oxidase gan chuột.
2. Tác dụng chống viêm thực nghiệm của chế phẩm NC
- Trên mơ hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan, chế phẩm NC mức liều 330 mg/kg làm giảm mức độ phù chân chuột ở thời điểm 5 giờ và 7 giờ sau khi gây viêm, nhưng chế phẩm NC mức liều 660 mg/kg chưa thể hiện tác dụng giảm mức độ phù chân chuột ở cả 3 thời điểm sau khi gây viêm.
- Trên mơ hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng natri urat ở chuột cống trắng, chế phẩm NC mức liều 330 mg/kg làm giảm viêm tại các thời điểm 5 giờ và 6 giờ sau khi gây viêm, nhưng chế phẩm NC mức liều 660 mg/kg chưa thể hiện tác dụng giảm viêm tại cả 3 thời điểm 4, 5 và 6 giờ sau khi gây viêm so với lô chứng bệnh.
3. Độc tính của chế phẩm NC
- Với nghiên cứu độc tính cấp, mẫu thử NC khi dùng theo đường uống trên chuột nhắt trắng với liều 37,77 g/kg, liều cao nhất có thể cho chuột uống được qua kim đầu tù, không thấy thể hiện độc tính cấp trên chuột nhắt trắng. Liều thử độc tính cấp này của NC gấp khoảng 31 lần liều thể hiện tác dụng hạ acid uric huyết thanh. - Với nghiên cứu độc tính bán trường diễn, các kết quả nghiên cứu cho thấy, chế phẩm NC không thể hiện các dấu hiệu đáng kể của độc tính khi dùng liều lặp lại 28 ngày trên chuột cống trắng với mức liều thử 1980 mg/kg/ngày (liều gấp 3 lần liều cao nhất thể hiện tác dụng dược lý). Do không quan sát thấy các tác dụng không mong muốn trong suốt quá trình thử nghiệm nên mức liều 1980 mg/kg/ngày được coi là mức liều không quan sát thấy các tác dụng không mong muốn liên quan đến việc dùng chế phẩm NC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1 Nguyễn Thị Bay (2007), Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp Đông-Tây y), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 538-546.
2. Bộ môn Dược lực – Trường Đại học Dược Hà Nội (2012), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3 Bộ Y Tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4 Bộ Y Tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 5 Phùng hịa bình, Nguyễn thị thu hiền (2010), Góp phần tìm hiểu tác dụng khơng
mong muốn của một số cây thuốc có thành phần hóa học chính là saponin và anthranoid, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 2005 – 2010, Trường đại học
Dược Hà Nội.
6 Ngô Quý Châu (2020), Bệnh gút (Gout – Goutte), Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7 Hoàng Bảo Châu và cộng sự (1987). Đánh giá tác dụng giảm đau chống viêm của bài Độc hoạt II trong một số bệnh về khớp, Thông tin YHCT Việt Nam, số
6, 30 - 35.
8 Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 9 Vũ Bình Dương, Nguyễn Hoàng Ngân, Trần Quốc Bảo (2015),"Đánh giá tác
động hạ acid uric máu của cao lỏng Thống Phong Khang trên động vật thực nghiệm", Tạp chí Y-Dược học Quân sự, 8, tr.11-16.
10 Nguyễn Thùy Dương (2012), Nghiên cứu tác dụng trên bệnh gút thực nghiệm của cây hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L., Asteraceae), Luận án tiến sĩ dược
học, Viện Dược liệu.
11 Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thu Hằng, Hoàng Thị Quỳnh (2019), Nghiên cứu
tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút trên thực nghiệm của viên nang chứa Cần Tây,
khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 2014 – 2029, Trường đại học Dược Hà Nội. 12 Nguyễn Thùy Dương, Khổng Thị Hoa, Nguyễn Minh Khởi (2011),"Tác dụng hạ
acid uric huyết thanh của các phân đoạn hy thiêm trên thực nghiệm", Tạp chí
Dược học, 51(9), tr.32-36.
13 Nguyễn Thùy Dương, Ngô Thanh Hoa, Nguyễn Thị Quý (2020), Đánh giá tác
dụng hạ acid uric, chống viêm, giảm đau của chế phẩm Gudcare trên thực nghiệm, khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 2015 – 2020, Trường đại học Dược
14 Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Minh Khởi, Hoàng Kim Huyền (2011), "Tác dụng
giảm đau và chống viêm của phân đoạn n-butanol cây hy thiêm", Tạp chí Dược
học, 51 (11), trang 34-38.
15 Đỗ Trung Đàm, Đồn Thanh Hiền (1996), “Nghiên cứu vai trị của thổ phục linh
trong các bài thuốc chữa thấp khớp”, Tạp chí dược học, 8, trang 15-18.
16 Mai Văn Điển, Nguyễn Thế Dân (1996),"Ảnh hưởng của flavonoid vỏ đậu xanh
đối với sự thay đổi mô học của một số cơ quan miễn dịch như lách, hạch, tuyến ức chuột nhắt trắng sau chiếu xạ liều 7Gy", Kỷ yếu các cơng trình nghiên cứu khoa học Viện y học cổ truyền Việt Nam, tr.308-311.
17 Trình Nhu Hải, Lý Gia Canh (2004), Trung quốc danh phương toàn tập, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
18 Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thùy Dương (2014), "Nghiên cứu tác dụng ức chế
enzym xanthin oxidase in vitro của hạt đậu xanh", Tạp chí nghiên cứu Dược và
thơng tin thuốc, 2, trang 63-67.
19 Trần Lưu Vân Hiền (1998),"Kết quả nghiên cứu Flavonoid từ Vỏ đậu xanh bằng
các phương pháp hóa lý và kêt quả phân tích bản chất hóa học của chế phẩm này (Vitexin và isovitexin)", Kỷ yếu các cơng trình nghiên cứu khoa học Viện y học cổ truyền Việt Nam.
20 Nguyễn Thị Hương (2011), Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ hạt đậu xanh
(Vigna radiata (L).Wilczeck), họ Đậu (Fabaceae), Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ
trường Đại học Dược Hà Nội
21 Hoàng Thị Kim Huyền, Brouwers J.R.B.J (2012), Dược lâm sàng, những nguyên
lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị, trang 459-480.
22 Trần Hồng Linh, Vũ Duy Phong, Đào Thị Hoài Thu, Phạm Văn Huấn, Nguyễn Thùy Dương (2021), “Nghiên cứu tác dụng chống viêm và độc tính cấp trên thực
nghiệm của sản phẩm cao lỏng tiêu viêm HD”, Tạp chí dược liệu, tr.1-7
23 Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
24 Tống Trần Luân (1981). Kết quả điều trị 64 ca VKDT bằng bài thuốc thấp khớp
II, Thông tin Đông y số 31, 11-14.
25 Vĩ Quang Nghiệp (2010). Trung y điều trị 120 bệnh nhân VKDT, Tạp chí Trung y Trung dược, Quyển 23, Kỳ 3, 136 - 137.
26 Nguyễn Vĩnh Ngọc (2007), “Điều trị bệnh gout”, Điều trị học nội khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
27 Trần Đức Phấn (1998), Nghiên cứu hậu quả di truyền do nhiễm độc hóa chất bảo
vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, thăm dị biện pháp khắc phục, Luận án tiến sĩ