Về tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm NC trên thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric, chống viêm và độc tính trên thực nghiệm của viên nang chứa thổ phục linh, hy thiêm và một số dược liệu khác (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2. Về tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm NC trên thực nghiệm

Khi đối mặt với cơn gút cấp, người bệnh có thể viêm 1 khớp hoặc đa khớp, các khớp viêm có tính chất bỏng rát, sưng to, đỏ, phù nề, đau dữ dội và ngày càng tăng mạnh. Đặc điểm đau: chủ yếu về đêm dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, ban ngày đau có giảm hơn nhưng khi vận động vẫn đau, làm hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh gút. Tương tự như vậy, gút mạn là tình trạng viêm đa khớp, khớp bị cứng, có thể sưng, đau khi vận động. Vì vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng điều trị gút, đặc biệt là đợt cấp chính là sử dụng các thuốc chống viêm để làm giảm nhanh chóng triệu chứng viêm và đau cho người bệnh gút. Việc điều trị bằng các thuốc hóa dược có ưu điểm là tác dụng nhanh, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn, không thể sử dụng lâu dài và có thể bị hạn chế trên nhóm đối tượng đặc biệt. Mặt khác, chế phẩm NC có nguồn gốc từ dược liệu nên có thể khắc phục được những nhược điểm trên. Từ tổng quan tài liệu cho thấy từng thành phần trong chế phẩm đều đã được chứng minh có tác dụng chống viêm giảm đau theo nhiều cơ chế, tuy nhiên chưa có cơ sở so sánh liều của mỗi dược liệu so với trong các nghiên cứu và việc phối kết hợp lại các thành phần trong một cơng thức thì chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá.

Do đó, sau khi có kết quả thực nghiệm, nhóm nghiên cứu xin bàn luận về tác dụng chống viêm của chế phẩm NC.

4.2.1. Tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm NC trên mơ hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan

Để đánh giá tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm, đầu tiên nhóm nghiên cứu lựa chọn mơ hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan [68]. Winter đã khởi xướng mơ hình này từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng cho đến nay vẫn được nhiều nghiên cứu viên lựa chọn [12]. Carrageenan là một polysaccharid có nhiều trong tảo đỏ Chondrus crispus, có cấu trúc gần giống với cấu trúc của vi khuẩn, vì vậy đáp ứng miễn dịch của cơ thể chủ yếu là miễn dịch không đặc hiệu với sự tham gia của bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào.

Khi tiến hành gây phù bằng carrageenan, phản ứng viêm là cấp tính, trải qua hai giai đoạn và liên quan đến sự giải phóng các chất trung gian hóa học trong viêm: giai đoạn 1 (0 – 2 giờ sau khi tiêm) có sự giải phóng histamin, serotonin và bradykinin; giai đoạn 2 (2 – 6 giờ sau khi tiêm) giải phóng prostaglandin, nitric oxid và có sự thâm nhập, hoạt hóa bạch cầu trung tính trong cơ thể. Dấu hiệu của viêm xuất hiện và phù thể hiện rõ nhất ở giai đoạn cuối (đặc biệt vào thời điểm 3 – 5 giờ sau khi tiêm carrageenan) [42]. Đây là một mơ hình đơn giản, dễ áp dụng và khá nhạy trong dược lý thực nghiệm để đánh giá bước đầu về khả năng chống viêm của một chế phẩm. Kết quả bước đầu này

sẽ cho phép kết luận sơ bộ cũng như mở ra hướng nghiên cứu trên các mơ hình tiếp theo trong tương lai.

Tiến hành thử nghiệm trên chuột cống trắng với lô chứng bệnh chỉ dùng dung môi pha thuốc, 2 liều thử NC1 liều 330 mg/kg, NC2 liều 660 mg/kg và thuốc đối chiếu là diclofenac liều 20 mg/kg cân nặng chuột. Diclofenac là một thuốc chống viêm được chỉ định khá phổ biến trong điều trị gút cấp nên được lựa chọn sử dụng làm thuốc đối chiếu trong mơ hình này.

Kết quả, ở lơ chứng bệnh, thể tích bàn chân chuột bị gây viêm ở tất cả các thời điểm nghiên cứu đều tăng, mức độ phù lớn nhất tại thời điểm 3 giờ, sau đó đến thời điểm 5 giờ sau gây viêm, kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm gây viêm của carrageenan đã đề cập ở trên. Trên lô chứng dương, diclofenac cho tác dụng chống viêm tốt, tác dụng xuất hiện ngay từ giờ thứ nhất, có ý Nghĩa thống kê tại tất cả các thời điểm (p < 0,01) và tốt nhất tại thời điểm 5 giờ. Trong khi đó, NC1 liều 330 mg/kg khơng làm giảm phù có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 1 giờ và 3 giờ sau gây viêm. Ở các thời điểm còn lại cho tác dụng khá tốt, tác dụng chống viêm tốt nhất thể hiện ở thời điểm 7 giờ (p < 0,05), ức chế 44,53% phản ứng viêm so với lô chứng bệnh. Liều cao NC2 660 mg/kg cũng có xu hướng làm giảm viêm ở thời điểm 3 giờ, 5 giờ, 7 giờ sau gây viêm tuy nhiên giá trị này khơng có ý nghĩa thống kê.

Theo tổng quan về các thành phần trong chế phẩm, flavonoid trong hy thiêm được chứng minh có tác dụng ức chế phản ứng viêm cấp và mạn trên chuột thực nghiệm với cơ chế liên quan đến ức chế hoạt hóa các yếu tố trung gian như NF – κB, cyclooxygenase, lipoxygenase, do đó ức chế sản xuất các prostaglandin và leucotrien gây viêm [10]. Kirenol phân lập từ hy thiêm làm giảm IL – 1β và TNF – α, là các cytokine quan trọng của phản ứng viêm [66]. Chiết xuất giàu phenolic của thổ phục linh; vitexin, isovitexin, acid galic từ vỏ đậu xanh và nano curcumin cũng được chứng minh ức chế đáng kể các interleukin (1β,16,18), NO, TNF – α, COX và LOX. Flavon, luteolin và luteolin – 7 – O – glucosid chiết xuất từ lá bồ cơng anh có tác dụng chống oxy hóa đồng thời cũng ức chế biểu hiện iNOS và COX – 2. Như vậy, tác dụng chống viêm có được của chế phẩm phù hợp với kết quả của các nghiên cứu về tác dụng của những thành phần có trong cơng thức.

4.2.2. Tác dụng chống viêm do gút cấp của chế phẩm NC trên mơ hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng natri urat

Khi đã xác định được chế phẩm NC có tác dụng chống viêm cấp trên thực nghiệm, đề tài tiếp tục thử nghiệm trên mơ hình gây viêm đặc hiệu bằng tinh thể natri urat. Faires và McCarty đã khởi xướng mơ hình này từ năm 1963, so với mơ hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan hay được sử dụng để đánh giá tác dụng chống viêm, việc gây viêm bằng cách tiêm tinh thể natri urat vào khớp gối chuột sẽ tạo ra được

triệu chứng giống như cơn gút cấp tính điển hình. Vì vậy, mơ hình này rất phù hợp để đánh giá tác dụng chống viêm của thuốc điều trị gút.

Tinh thể natri urat sau khi tiêm vào khớp gối sẽ được nhận diện và bị thực bào bởi các tế bào màng hoạt dịch. Trong quá trình thực bào, tinh thể natri urat kích thích tăng tạo thể gây viêm, hoạt hóa caspase - 1, chuyển ProIL - 1β thành IL - 1β, IL - 1β giải phóng ra đến gắn vào thụ thể IL - 1R của nó, gây hoạt hóa nội mơ, giải phóng các yếu tố trung gian tiền viêm, kích thích các bạch cầu hạt tới ổ khớp. Các yếu tố này tiếp tục quay trở lại kích thích IL - 1β và làm nặng thêm quá trình viêm [10].

Kết quả sau khi tiêm 5 giờ, chuột ở lô chứng bệnh xuất hiện triệu chứng viêm tương đối nặng, hầu hết chuột đi khập khiễng, đơi khi có kéo lê hoặc co chân trong quá trình di chuyển, triệu chứng này vẫn cịn sau 6 giờ tiêm tinh thể. Trong khi đó, thuốc đối chiếu diclofenac 20 mg/kg thể hiện tác dụng chống viêm rõ rệt ở cả 3 thời điểm (p<0,01), điều này là hồn tồn hợp lý bởi diclofenac là thuốc có tác dụng chống viêm mạnh đã được cơng nhận.

Với chế phẩm NC, chuột uống liều 330 mg/kg giảm triệu chứng viêm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng tại thời điểm 5 giờ và 6 giờ. Tác dụng giảm viêm tốt nhất ở thời điểm 5 giờ sau khi gây viêm (p < 0,01). Ở chuột uống liều 660 mg/kg, thông số điểm viêm có xu hướng giảm so với lơ chứng, tuy nhiên giá trị này khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả này khá tương đồng với kết quả trên mơ hình gây phù bàn chân bằng carrageenan. Lý giải về hiệu quả làm giảm viêm trong mơ hình này, chế phẩm NC có đa số các thành phần có cơ chế ức chế IL - 1β và các yếu tố trung gian tiền viêm đã được chứng minh là hy thiêm, thổ phục linh, vỏ đậu xanh và nano curcumin. Tuy nhiên khi tăng liều tác dụng chống viêm không tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric, chống viêm và độc tính trên thực nghiệm của viên nang chứa thổ phục linh, hy thiêm và một số dược liệu khác (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)