CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Về tác dụng hạ acid uric máu thực nghiệm của chế phẩm NC
Để đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của chế phẩm, nhóm nghiên cứu sử dụng mơ hình gây tăng acid uric cấp bằng kalioxonat của Stavric được ứng dụng từ năm 1975, cho đến nay vẫn được rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng như trên thế giới lựa chọn áp dụng [10], [12]. Enzym uricase đóng vai trị chuyển acid uric thành allantoin dễ tan, mặt khác kalioxonat ức chế enzym này nên làm tăng acid uric. Quy trình thí nghiệm đã được mơ tả trong mục 2.2.1. Mơ hình này có kỹ thuật thực hiện đơn giản, mức tăng acid uric máu trên động vật hợp lý. Tổng thời gian thử thuốc là 5 ngày, ở ngày thứ năm chuột được tiêm màng bụng kalioxonat, sau đó lấy máu định lượng acid uric ngay trong ngày nên hạn chế được các sai số do tác nhân khách quan. Bên cạnh đó, tiến hành trong thời gian ngắn giúp giảm thiểu chi phí hóa chất cũng như chăm sóc động vật thí nghiệm. Kết quả thu được cho phép kết luận mẫu thử có tác dụng hạ acid uric máu hay khơng.
Trong mơ hình này, thuốc đối chiếu được sử dụng là allopurinol liều 10 mg/kg có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric theo cơ chế ức chế XO đã được công nhận. Kết quả của thí nghiệm cho thấy allopurinol 10 mg/kg làm giảm rõ rệt acid uric huyết thanh (p < 0,01), tỷ lệ giảm so với lô chứng bệnh là 71,18%. Đánh giá khả năng ức chế XO cũng cho thấy allopurinol làm giảm độ hấp thụ của acid uric tạo thành trong dịch chiết enzym gan có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh (p < 0,01). Điều này hoàn toàn phù hợp với tác dụng và cơ chế của allopurinol. Trong khi đó, NC mức liều thấp 600 mg/kg cân nặng không cho tác dụng hạ acid uric. Liều cao 1200 mg/kg mặc dù làm giảm nồng độ acid uric (p < 0,05), tuy nhiên khả năng ức chế XO ở mức liều này không khác biệt có ý nghĩa so với liều thấp 600 mg/kg. Ngoài ra, ở cả 2 mức liều, tỷ lệ giảm độ hấp thụ quang của acid uric đều thấp, có nghĩa là tác dụng ức chế XO kém, sự ức chế XO khơng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh.
Từ tổng quan cho thấy chế phẩm NC chứa các thành phần có cơ chế được chứng minh ức chế enzym XO đó là hy thiêm, bồ công anh, thổ phục linh, vỏ đậu xanh và nhọ nồi. Vì vậy, sau khi lấy máu xét nghiệm acid uric, nhóm nghiên cứu đồng thời lấy gan chuột và tiến hành định lượng enzym XO để thơng qua đó xác định sơ bộ cơ chế hạ acid uric của chế phẩm NC. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương, cao toàn phần hy thiêm liều 600 và 1200 mg/kg ức chế XO in vivo, làm giảm acid uric huyết thanh, trong
khi liều 300 mg/kg cân nặng khơng thể hiện tác dụng có ý nghĩa thống kê so với lơ chứng bệnh trên cùng mơ hình đề tài sử dụng [12]. Với thổ phục linh, tổng flavonoid liều 125 mg/kg có tác dụng giảm hoạt động XO ở gan chuột được làm tăng acid uric [41]. Tuy nhiên, trong viên nang NC các thành phần này đều chưa thể xác định được hàm lượng tương đương để so sánh với các mức liều thử nghiệm trong các nghiên cứu trên. Kết quả tác dụng hạ acid uric mới chỉ xảy ra trên liều cao NC2 1200 mg/kg, kết hợp với kết quả đánh giá tác dụng ức chế XO trên 2 mức liều cho thấy tỷ lệ ức chế XO đều có xu hướng giảm nhưng giá trị cịn thấp, chưa đủ tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể do hàm lượng của các thành phần còn thấp, tác dụng chưa đủ mạnh và/hoặc chế phẩm cịn có cơ chế hạ acid uric khác chưa đánh giá được.
Ngoài ra trong chế phẩm cịn chứa dược liệu bồ cơng anh, theo y học cổ truyền có tác dụng lợi tiểu, từ lâu được sử dụng trong dân gian, có thể làm tăng thải trừ acid uric. Lồi bồ cơng anh Trung Quốc Taraxacum docinale L. được rất nhiều tài liệu ghi chép và nghiên cứu, hoạt chất taraxasterol trong lồi bồ cơng anh này được chứng minh làm giảm lắng đọng tinh thể, tăng bài tiết acid uric và các chất lắng đọng ở thận, từ đó giảm hình thành sỏi thận trong gút mạn tính [70]. Tuy nhiên lồi Lactuca indica L. sử
dụng trong chế phẩm này cho đến nay số lượng các nghiên cứu còn hạn chế, thành phần hóa học chưa được biết đến đầy đủ, một số tác dụng được đề cập bao gồm chống viêm, kháng khuẩn, trị đái tháo đường, chống oxy hóa [39], [44], [67]. Thêm vào đó flavonoid tồn phần trong thổ phục linh làm tăng biểu hiện của các chất vận chuyển bài tiết acid uric qua thận tuy nhiên cũng chưa có cơ sở để so sánh liều trong chế phẩm với nghiên cứu đã công bố, đồng thời đề tài chưa thực hiện đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm lên sự thải trừ urat qua thận. Do đó chưa thể khẳng định vai trị của bồ công anh Lactuca indica L trong kết quả giảm nồng độ acid uric huyết thanh.
Tuy mơ hình gây tăng acid uric cấp sử dụng trong đề tài có nhiều ưu điểm nhưng thời gian gây tăng tương đối ngắn nên khơng giống hồn tồn như tăng acid uric ở người bị gút. Ngồi ra, tác dụng của thuốc có thể chưa thể hiện đầy đủ. Do đó, để đánh giá tồn diện về tác dụng hạ acid uric của chế phẩm cần triển khai thêm trên các mơ hình nghiên cứu khác với thời gian nghiên cứu dài hơn. Bên cạnh đó, cơ chế hạ acid uric của chế phẩm cũng nên tiếp tục được tìm hiểu bởi đây là cơ sở quan trọng giúp tối ưu hóa liều các thành phần cũng như liều sử dụng chế phẩm để hướng đến mục tiêu tăng tác dụng điều trị bệnh gút. Một số mơ hình đã được triển khai trong nước, có thể áp dụng để đánh giá tác dụng hạ acid uric như tiêm màng bụng kalioxonat cách nhật, bắt đầu từ liều 300 mg/kg, sau đó giảm dần liều, lấy máu đi chuột ở các ngày 1, 7 và 14 để xét nghiệm acid uric hay mơ hình gây tăng acid uric mạn trên chuột cống trắng bằng uống acid oxonic trong 5 tuần [9].