CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng hạ acid uric của chế phẩm NC trên mơ hình gây
tăng acid uric máu cấp bằng kalioxonat
3.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm nghiên cứu đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mơ hình gây tăng acid uric cấp bằng kalioxonat.
Tăng nồng độ acid uric máu là điều kiện cần để tinh thể urat lắng đọng và gây viêm, do đó một thuốc làm giảm nồng độ acid uric sẽ có khả năng điều trị căn nguyên gây bệnh gút. Nhằm đánh giá khả năng hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh gút của chế phẩm NC, đề tài tiến hành định lượng nồng độ acid uric huyết thanh của chuột nhắt trắng ở hai lô dùng chế phẩm thử liều NC1 600 mg/kg, NC2 1200 mg/kg, lô chứng bệnh và lô dùng thuốc đối chiếu allopurinol liều 10 mg/kg, đồng thời tính tốn tỷ lệ giảm acid uric huyết thanh của các lô thử so với lô chứng bệnh theo công thức đã mô tả ở mục 2.2.1, kết quả thu được trình bày trên bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm NC đến nồng độ acid uric huyết thanh và tỷ lệ giảm acid uric huyết thanh so với lô chứng bệnh
Lô chuột, liều dùng n Nồng độ acid uric huyết thanh (µmol/L)
Tỷ lệ giảm acid uric huyết thanh so với lô
chứng bệnh (I%) Chứng trắng 9 90,89 ± 6,11 Chứng bệnh 9 240,22 ± 21,29 ## Alopurinol 10 mg/kg 9 69,22 ± 6,92** 71,18** NC1 600mg/kg 9 226,00 ± 26,81 5,92 NC2 1200mg/kg 9 164,78 ± 16,99* 31,64*
(Số liệu biểu diễn ở dạng M ± SE; ##: p<0,01 có ý nghĩa thống kê khi so với chứng trắng; *: p<0,05; **: p<0,01 có ý nghĩa thống kê khi so với chứng bệnh)
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn nồng độ acid uric huyết thanh trên mơ hình gây tăng acid uric máu cấp bằng kalioxonat
0 50 100 150 200 250 300 Chứng trắng Chứng bệnh Allopurinol (10 mg/kg) NC1 (600 mg/kg) NC2 (1200 mg/kg) N ồ n g độ ( µm o l/L ) Lơ chuột
Nhận xét:
✔ Lơ chứng bệnh có nồng độ acid uric huyết thanh trung bình là 240,22 µmol/L tăng rõ rệt so với lơ chứng trắng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Điều này chứng tỏ kalioxonat tiêm màng bụng liều 500 mg/kg đã gây được mơ hình tăng acid uric huyết thanh của chuột.
✔ Lô dùng allopurinol 10 mg/kg thể hiện tác dụng hạ acid uric rõ rệt, làm giảm nồng độ acid uric 71,18%, có ý nghĩa thống kê so với lơ chứng (p < 0,01).
✔ Lô thử NC1 liều 600 mg/kg chưa thể hiện khả năng làm giảm acid uric, tỷ lệ giảm so với lơ chứng bệnh là 5,92%, sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
✔ Lơ thử NC2 liều 1200 mg/kg có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric 31,4% so với lơ chứng bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm nghiên cứu đến hoạt độ của enzym xanthin oxidase gan chuột thí nghiệm. oxidase gan chuột thí nghiệm.
Khi một thuốc làm giảm nồng độ acid huyết thanh, cơ chế tác dụng thường được dự đoán theo 2 hướng: làm giảm tổng hợp acid uric (thường liên quan đến ức chế XO) và/hoặc làm tăng thải trừ acid uric. Từ tổng quan tài liệu về các thành phần trong chế phẩm, đề tài lựa chọn đánh giá khả năng ức chế XO đồng thời với định lượng nồng độ acid uric. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm NC ở 2 mức liều 600 mg/kg và 1200 mg/kg lên hoạt độ XO gan chuột nhắt trắng thực nghiệm, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm NC lên hoạt độ xanthin oxidase gan chuột nhắt trắng thực nghiệm
Lô chuột, liều dùng n Độ hấp thụ quang (ΔOD) của acid uric
Tỷ lệ giảm ΔOD so với lô chứng bệnh (I%)
Chứng bệnh 9 0,475 ± 0,014
Alopurinol 10 mg/kg 9 0,419 ± 0,009** 11,79**
NC1 600mg/kg 9 0,456 ± 0,010 4,00
NC2 1200mg/kg 9 0,465 ± 0,010 2,11
(Số liệu biểu diễn ở dạng M ± SE; **: p < 0,01 có ý nghĩa thống kê so với lơ chứng bệnh)
Nhận xét:
✔ Lơ dùng allopurinol liều 10 mg/kg có tác dụng làm giảm rõ rệt độ hấp thụ quang của acid uric tạo thành trong dịch chiết enzym gan so với lô chứng bệnh, tỷ lệ giảm 11,79% (p < 0,01).
độ hấp thụ quang của acid uric tạo thành trong dịch chiết enzym gan, tuy nhiên các giá trị giảm này đều thấp, sự khác biệt so với lơ chứng bệnh của 2 lơ NC1, NC2 khơng có ý nghĩa thống kê.