HỆ THỐNG PHANH ABS

Một phần của tài liệu Kết cấu khung gầm (Trang 116 - 118)

Các bọ phận của hệ thống phanh ABS.

Hệ thơng phanh ABS có các bộ phận chính sau đây.

1. ECU điều khiển trượt:

Bộ phận này xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến, và điều khiển bộ chấp hành của phanh. Gần đây, một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.

Đồrta hồ táo lơ

Hình 8.21: Các bộ phận của hệ thống phanh ABS. 2. Bộ chấp hành của phanh:

Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thuỷ lực của các xilanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.

3. Cảm biến tốc độ:

Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.

Ngồi ra, trên táp lơ điều khiển cịn có:

4. Đèn báo táp-ỉơ:

Đèn báo của ABS, khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này bật sáng để báo cho người lái. Đèn báo hệ thống phanh, khi

TÀI LIỆU KẾT CẢU KHUNG GẰM

đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS, nó báo cho người lái biết rằng có trục trặc ở hệ thống ABS và EBĐr

5. Công tắc đèn phanh:

Công tắc này phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. ABS sử dụng tín hiệu của cơng tắc đèn phanh. Tuy nhiên dù khơng có tín hiệu cơng tắc đèn phanh vì cơng tắc đèn phanh bị hỏng, việc điêu khiển ABS vẫn được thực hiện khi các lốp bị bó cứng. Trong trường hợp này, việc điều khiển bắt đầu khi hệ số trượt đã ừở nên cao hơn (các bánh xe có xu hướng khố cứng) so với khi cơng tắc đèn phanh hoạt động bình thường.

6. Cảm biến giảm tốc:

chỉ có ờ một số loại xe. Cảm biến giảm tốc cảm nhận mức giảm tốc của xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. Bộ ECU đánh g'.á chính xác các điều kiện của mặt đường bằng các tín hiệu này và sẽ thực hiện các biện pháp điều khiển thích hợp.

7. Bộ chấp hành của phanh (Cụm bơm và điều kiển).

Bộ chấp hành của phanh có van điện từ giữ áp suất, van điện từ giảm áp suất, bơm, mơtơ và bình chứa. Khi bộ chấp hành nhận được tín hiệu từ ECU điêu khiển trượt, van điện từ đóng hoặc ngắt và áp suất thuỷ lực của xilanh ở bánh xe tăng lên, giảm xuống hoặc được giữ để tối ưu hoá mức trượt cho mỗi bánh xe. Mạch thuỷ lực trong ABS của các xe FF được chia thành hệ thông của bánh trước bên phải và bánh sau bên trái và hệ thống của bánh trước bên trái và bánh sau bên phải như ở sơ đồ dưới đây. Sau đây chúng tôi chỉ xin đưa ra hoạt động của một hệ thống trong các hệ thống này, vì các hệ thống khác cũng hoạt động như vậy...

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Phát biểu cấu tạo, cơng dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống phanh? 2. Trình bày ngun lý hoạt đơng của hệ thống phanh?

TÀI LIỆU KÉT CẢu KHUNG GẦM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 1979. Giáo trình kết cấu và tính tốn ơtơ máy kéo. NXB Hà Nội

[2] Nguyễn Ngoạc Bích. 2006. Lý thuyết và cấu tạo ôtô. ĐH SPKT

[3] Boltinski, Bùi Lê Thiện dịch. 1984. Lý thuyết kết cấu và tính tốn động cơ máy kéo ô tô,tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[4] Hồ Tấn Chuẩn - Nguyễn Đức Phú - Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Niên - Phạm Văn Thế. 1984. Thiết kế và tính tốn ơtơ máy kéo. Hà Nội. Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp

[5] Nguyễn Oanh. Khung gầm bệ 2007. Cơ sở dạy nghề máy nổ An Phú [6] Savant, Roden, Carpenter - Electronic design cừcuits & systems - The Benjamin, 1991 Albert Paul Malximo - Electronic Principles - McGraw Hill [7] Trần Thế San và Đỗ Dũng. 2005. Bảo trì và sửa chữa -NXB Giáo Dục

Một phần của tài liệu Kết cấu khung gầm (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)