1.2. Quản lý thuế TNDN
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thuế TNDN
Việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế của nước ta hiện nay chưa được quan tâm sâu rộng, đặc biệt về quản lý thuế thu nhập cá nhân. Việc đánh giá hiệu quả quản lý thuế không chỉ dựa trên số thu được bao nhiêu trong tổng số thu hay tỷ trọng thu thuế trong tổng số thu mà cũng phải đánh giá dựa trên các tiêu thức chất lượng như tác động của công tác thu thuế đến việc quản lý thuế trên địa bàn, tình trạng nợ thuế tốt hay xấu,… để đánh giá hiệu quả của nguồn thu đó. Đối với thuế TNDN, để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN, cụ thể dựa trên một số chỉ tiêu sau:
a) Vi phạm đăng ký thuế và kê khai thuế
Các doanh nghiệp nộp tờ khai đúng quy định, vi phạm về chậm đăng ký và kê khai thuế ngày càng giảm thiểu thể hiện công tác quản lý ngày càng tốt vì có quản lý tốt số doanh nghiệp hoạt động đăng ký, kê khai thuế thì các cơng việc tiếp theo để triển khai công tác thu thuế mới tiến hành được tốt.
b) Tình hình nộp thuế TNDN
Tỷ lệ số thuế TNDN phải nộp của các doanh nghiệp so với dự toán. Về cơ bản, tỷ lệ thuế TNDN ngày càng cao so với dự toán thể hiện hiệu quả thu thuế càng cao.
c) Tình hình nợ thuế
Tỷ lệ nợ thuế TNDN so với số thuế TNDN phải nộp. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đôn đốc thu thuế TNDN đối với các DN của cơ quan thuế. Nếu chỉ tiêu này càng thấp thể hiện hiệu quả thu thuế TNDN càng cao và ngược lại.
d) Số thuế truy thu qua kiểm tra
Chi cục chú trọng việc kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, đặc biệt là tại trụ sở doanh nghiệp. Số thuế TNDN tăng thêm do quá trình kiểm tra ngày càng tăng cho thấy chất lượng các cuộc kiểm tra ngày càng được nâng cao, làm giảm thất thu cho NSNN.