2.2 .Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn quận Lê Chân
2.2.2 .Tổ chức quản lý thuế TNDN
3.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội quận Lê Chân đến năm 2025, tầm
tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch thực hiện quản lý thuế TNDN trên địa bàn quận Lê Chân
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội quận Lê Chân
Quận Lê Chân đang vươn mình bứt phá trở thành đô thị văn minh, hiện đại, trung tâm thương mại, kinh tế của TP. Hải Phòng vào năm 2025.
Đến hết năm 2021, UBND quận đã triển khai quyết liệt, thực hiện hiệu quả “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Kết quả thực hiện năm 2021 có 15/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu kế hoạch. Kết quả thu ngân sách vượt 18% so với năm 2020.
Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (Đảng bộ Lê Chân được Thành ủy Hải Phòng chọn tổ chức đại hội điểm đầu tiên trong khối các đảng bộ quận), quận Lê Chân xác định 3 mũi đột phá để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đó là: đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên động lực phát triển dịch vụ - thương mại cao cấp
Để mục tiêu Nghị quyết trở thành hiện thực, đòi hỏi phải phát huy đồng bộ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương, UBND thành phố Hải Phòng và sự nỗ lực của tồn thể chính quyền, các doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn quận Lê Chân. Trong đó, Chi cục thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh là một cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cũng góp phần khơng nhỏ trong việc tác
động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu quản lý thuế TNDN của Chi cục thuế
Để góp phần xây dựng và phát triển KT-XH quận Lê Chân theo đúng tinh thần Nghị quyết số 45NQ/TU; bám sát quan điểm, mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 hướng đến 2 mục tiêu là: Đổi mới đồng bộ hệ thống chính sách thuế để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tập trung, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Chi cục thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh nỗ lực tham gia thực hiện công cuộc cải cách hành chính hiện đại hóa ngành thuế thơng qua những hành động và việc làm cụ thể trong công tác quản lý thuế.
Mục tiêu tổng quát
Thứ nhất, vận dụng tăng cường các hình thức phổ biến pháp luật, cơng tác tun truyền các chính sách thuế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với người nộp thuế. Qua đó cần xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế; Tổ chức điều tra nhu cầu của NNT để có biện pháp tuyên truyền và hỗ trợ cho phù hợp; Nội dung cơ bản là phải tuyên truyền cho cá nhân hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc nộp thuế, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của DN thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý về đăng ký thuế, quản lý đối tượng NNT. Trong quá trình đăng ký thuế, cần phải bố trí xử lý hồ sơ cho phù hợp khoa học để việc cấp mã số thuế nhanh gọn nhất; Triển khai mạnh mẽ việc kết nối, phối hợp, chia sẻ giữa các cơ quan có liên quan nhằm khai thác thơng tin về các trường hợp thành lập DN mới, các biến động của DN đang hoạt động nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, điều chỉnh ngành nghề kinh doanh ... một cách nhanh chóng, chính xác.
Thứ ba, đổi mới nội dung kê khai, quyết toán thuế. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác kê khai thuế điện tử qua mạng. Qua đó, thuận lợi hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp khi kê khai hồ sơ thuế điện tử nhanh chóng, chính xác.
Tiếp tục nghiên cứu cắt giảm các thủ tục hành chính trong việc đăng ký kê khai thuế; đơn giản hóa một số mẫu biểu tờ khai, giấy nộp tiền vào NSNN để phù hợp với cơng tác ghi sổ kế tốn của DN để giảm thời gian nộp thuế cho DN; Khi thực hiện quyết toán thuế TNDN, tăng cường kiểm tra các khoản chi phí để loại trừ các khoản chi phí khơng hợp lệ, chi phí khơng được phép tính trừ theo quy định; đôn đốc các DN nộp quyết toán thuế đúng thời gian quy định...
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, thanh tra về thuế.
Tăng cường kiểm soát việc kê khai thuế của NNT phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, khơng kịp thời số thuế phải nộp để có điều chỉnh kịp thời; phân tích hồ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro để kiểm tra DN trốn thuế. Kiểm tra DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và khơng hợp pháp hóa đơn như vi phạm về quản lý và sử dụng hóa đơn, vi phạm kê khai và nộp thuế, vi phạm chế độ kế toán.
Đối với DN thường xuyên sai phạm thì cơ quan thuế cần phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, với các DN sai phạm không thường xuyên chủ yếu là do vơ tình thì cơ quan thuế hướng dẫn tránh sai phạm. Với số lượng DN tăng nhanh, cơ quan thuế không thể kiểm tra, thanh tra tất cả các DN, vì thế phải giới hạn phạm vi. Phạm vi đó bao gồm những DN có mức độ rủi ro về thuế như doanh nghiệp khơng có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho hàng, phương tiện vận tải; doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát sỏi; doanh nghiệp có đại diện pháp luật của doanh nghiệp đã bị khởi tố về trốn thuế; doanh nghiệp mới mà có người đại diện pháp luật đồng thời là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc giải thể doanh nghiệp; doanh nghiệp mới hoặc doanh nghiệp hoạt động dưới 12 tháng có đại diện pháp luật tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường, giảm tốn kém không cần thiết cho cơ quan thuế.
Tăng cường cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra nội bộ cả về số lượng và chất lượng, bố trí những cơng chức có năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt; có kế hoạch luân phiên, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí cơng tác hợp lý để vừa thực hiện nghiêm túc quy định về luân phiên, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí cơng tác vừa xây dựng đội ngũ công chức chuyên sâu, đảm nhận được các nhiệm vụ của công tác kiểm tra nội bộ cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến đến đạo đức tác phong, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Để động viên, phân bổ kịp thời nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm khắc phục những sai phạm, nợ đọng thuế cần kết hợp chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc nhà nước triển khai kế hoạch tổ chức đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế đúng thời hạn quy định; Bên cạnh đó, đưa ra chế tài, xử phạt những doanh nghiệp có tình trạng nợ đọng thuế kéo dài theo đúng quy định pháp luật.
Cần có biện pháp tích cực, kiên quyết hơn nữa để cưỡng chế và truy thu thuế như phong tỏa tài khoản, quá thời hạn cưỡng chế tài khoản chuyển cưỡng chế hóa đơn, thực hiện kê biên tài sản để bán đấu giá nhằm thu hồi nợ thuế...
Thứ sáu, Thực hiện công tác quản lý về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Cần chun mơn hóa, cơng khai kết quả xử lý khiếu nại tố cáo để NNT được biết; Bổ sung biện pháp cưỡng chế để đối với nhiều trường hợp khó giải quyết, để cơng tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế TNDN DN ngoài quốc doanh đạt hiệu quả tốt hơn.
Thứ bảy, kiện tồn, nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức thuế
Thực hiện rà soát lại chất lượng đội ngũ nhân sự thực hiện quản lý thuế của Chi cục, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN đối với DN ngồi quốc doanh nói riêng; Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nhân sự từ đào tạo tại chỗ đến đào tạo từ xa. Triển khai bố trí, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực bằng các kế hoạch cụ thể.
Mục tiêu cụ thể về chính sách thuế TNDN
Tham mưu với cơ quan thuế cấp trên nghiên cứu điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn quận, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tham mưu với Ủy ban nhân dân quận, cơ quan thuế cấp trên, nghiên cứu nâng cao mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp sản xuất ngành nghề công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao để thu hút các doanh nghiệp “xanh”, “sạch” đầu tư vào địa bàn quận.
Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế theo đúng chính sách của Nhà nước, góp phần thu hút đầu tư cho quận.
Theo dõi sát sao tình hình diễn biến dịch bệnh cũng như tác động của dịch COVID-19, đánh giá việc thực hiện các giải pháp đã ban hành thời gian qua ở địa phương. Trên cơ sở đó, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí và lệ phí phù hợp với diễn biến thực tế thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể về công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế khu vực Lê Chân – Dương Kinh
Để nâng cao chất lượng cơng tác quản lý thuế nói chung, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng, Chi cục thuế khu vực Lê Chân – Dương Kinh đề ra mục tiêu cụ thể:
- Phân loại các doanh nghiệp ra từng nhóm đối tượng theo ngành nghề, mức độ để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp với mức độ, trình độ, ngành nghề của người nộp thuế.
- Xây dựng chế độ quản lý kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, trên cơ sở đó thực hiện
phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu theo từng ngành nghề, mức độ tăng trưởng, mức độ đóng góp với NSNN.
- Củng cố bộ máy quản lý thuế hiện đại, chuyên nghiệp từng khâu, từ bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT, bộ phận kê khai kế toán và tin học, bộ phận kiểm tra, bộ phận phận xử lý nợ đọng thuế. Nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ, cơng chức trong chi cục, góp phần nâng cao hình ảnh người cán bộ thuế với các doanh nghiệp, với nhân dân.