3.2.3. Đề xuất đối với khách hàng
3.2.3.1. Giai đoạn ký kết hợp đồng TMQT
Khi ký kết hợp đồng TMQT có thỏa thuận thanh tốn bằng L/C thì doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm vững những vấn đề cơ bản trong giao dịch bằng L/C đó là:
- Mặc dù L/C được hình thành từ hợp đồng TMQT nhưng khi đã được thiết lập thì L/C hồn tồn độc lập với chính hợp đồng đó. Hệ quả là điều khoản nào của hợp đồng không được ghi vào L/C sẽ khơng có giá trị điều chỉnh đối với các bên liên quan. Mặt khác, những điều khoản mà hợp đồng không điều chỉnh nhưng lại được quy định trong L/C thì sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan. Chính vì vậy, khi ký kết hợp đồng TMQT, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu mà cả doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần phải đặc biệt chú ý đến điều khoản thanh toán. Một vấn đề nữa cần chú ý là doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo L/C phải kiểm tra chi tiết nội dung L/C và
hợp đồng TMQT đã ký kết, còn doanh nghiệp nhập khẩu khi chuyển tải các nội dung thanh toán vào đơn mở L/C cần phải đảm bảo độ chính xác cao.
- Nhà xuất khẩu cần phải biết về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành do cam kết trả tiền L/C được thực hiện bởi chính ngân hàng phát hành chứ khơng phải nhà nhập khẩu. Do vậy, việc biết được chắc chắn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu được tiền bán hàng của nhà xuất khẩu. Để biết được khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, nhà xuất khẩu cần yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, bởi trong nghiệp vụ, các ngân hàng luôn thực hiện việc cập nhật thông tin của các ngân hàng trên thế giới. Bên cạnh đó, để lường trước rủi ro, trước khi ký kết hợp đồng TMQT, doanh nghiệp xuất khẩu nên đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu tư vấn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành cũng như các điều khoản cụ thể trong L/C nhằm tránh trường hợp khi nhận được L/C mới đi tư vấn, như vậy thì đã q muộn.
- Theo thơng lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khơng căn cứ vào hàng hóa, do đó nhà xuất khẩu có thể giao hàng khơng đúng như hợp đồng TMQT nhưng lập bộ chứng từ phù hợp với L/C thì vẫn nhận được thanh tốn từ ngân hàng phát hành L/C. Thực tiễn TMQT cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, nhà nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lơ hàng, q trình giao hàng cũng như có những quy định cụ thể đối với bộ chứng từ xuất trình.