Rủi ro tác nghiệp về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 52)

2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠ

2.3.2.2. Rủi ro tác nghiệp về phía ngân hàng

* Đối với thanh toán hàng xuất khẩu:

Phương thức thanh tốn TDCT khá an tồn cho các nhà xuất khẩu nhưng cũng tồn tại khơng ít những rủi ro. Khi phục vụ cho các nhà xuất khẩu, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM giữ các vai trị sau: Ngân hàng thơng báo L/C, ngân hàng xác nhận L/C, ngân hàng thương lượng, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng xuất trình chứng từ. Với những vai trị đó thì Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM phải đối phó với những rủi ro trong quá trình tác nghiệp được đề cập dưới đây:

+ L/C do ngân hàng phát hành thường được thông báo đến các nhà xuất khẩu Việt Nam qua các ngân hàng thơng báo ở Việt Nam. L/C có thể bằng thư hay bằng điện. Do đó, nhiệm vụ của ngân hàng thông báo là phải xác thực được tính chân thật của L/C trước khi chuyển cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) bằng cách kiểm tra mẫu chữ ký (đối với L/C bằng thư) và kiểm tra mẫu điện và mã khóa (đối với L/C mở bằng điện Swift hay telex).

+ Đối với L/C được mở bằng thư thì rủi ro khơng xác thực được tính chân thật của L/C là không xác định được chữ ký trên L/C là thật hay giả. Nếu ngân hàng mở có quan hệ đại lý với Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM thì tại CN sẽ có lưu hồ sơ chữ ký của những người có thẩm quyền ký L/C của ngân hàng mở. Tuy nhiên, không phải lúc nào hồ sơ lưu chữ ký cũng được cập nhận đầy đủ và chính xác. Có trường hợp người có chữ ký đó đã nghỉ việc hay thay đổi chữ ký khác CN không nhận được thông báo về việc này từ ngân hàng mở do ngân hàng mở quên thông báo hay do thơng báo đó bị thất lạc.

+ Đối với L/C mở bằng điện thì ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM phải xác thực được mã khóa điện và mẫu điện phù hợp (MT700, MT710 cho bản thân L/C, MT705 cho sơ báo L/C, MT710 cho L/C chuyển tiếp từ một ngân hàng khác, MT720 cho L/C chuyển nhượng, MT707 cho tu chỉnh L/C). Đối với những ngân hàng mà CN chưa thiết lập quan hệ đại lý nên khơng thể xác thực được mã khóa của ngân hàng mở. Để có thể xác thực được tính chân thật của L/C phải thông qua các ngân hàng trung gian làm tăng chi phí cho người nhận.

+ Khi khơng thể xác thực được L/C, ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM phải liên hệ với ngân hàng mở để xác nhận lại chữ ký (đối với trường hợp hai ngân hàng có quan hệ đại lý) hay để yêu cầu ngân hàng mở nhờ một ngân hàng mà ngân hàng mở có quan hệ đại lý để xác thực L/C.

+ Theo đúng chức năng, ngân hàng thông báo phải đảm bảo tính chân thật của L/C nghĩa là L/C phải do một ngân hàng có thật phát hành và đảm bảo người ta có thể đọc được tồn văn L/C đó. Nếu có đoạn văn bị mất do lỗi đường truyền hay của phần in,

ngân hàng thông báo phải báo cho ngân hàng phát hành gửi lại điện khác. Việc tưởng chừng như đơn giản nhưng trong thực tế lại rất phức tạp vì ngân hàng thơng báo phải xử lý sao cho L/C đã mở không biến thành hai hay ba L/C song hành rồi bị lợi dụng vào mục đích bất chính. Ngân hàng thơng báo khơng chịu trách nhiệm về nội dung của L/C cũng như không được tự ý diễn giải bất cứ điều khoản nào trong ấy. Tuy nhiên, ngân hàng thông báo phải sẵn sàng chuyển tiếp mọi thắc mắc của người thụ hưởng đến ngân hàng phát hành cũng như các hồi đáp có liên quan.

- Khi ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM là ngân hàng xuất trình chứng từ:

+ Rủi ro ngay trong những điều khoản, điều kiện của L/C: Cơ sở duy nhất để thanh toán L/C là bộ chứng từ. Tuy nhiên, để lập được một bộ chứng từ hồn hảo khơng phải là điều đơn giản đối với các nhà xuất khẩu. Trong thực tế, rất nhiều L/C được mở với những chi tiết phức tạp, các điều khoản mâu thuẫn nhau, thiếu logic, điện bị thiếu gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu trong việc lập chứng từ (vì lập kiểu nào cũng bị bất hợp lệ).

Trường hợp những L/C mở chứa các điều khoản mâu thuẫn như: giá FOB nhưng lại quy định B/L thể hiện “Freight Prepaid” hay giá CFR nhưng quy định B/L thể hiện “Freight Collect”, đơn giá sai, số liệu tính tốn trong phần mơ tả chi tiết hàng hóa sai, tên cảng bốc, cảng dỡ sai chính tả, yêu cầu người vận chuyển đích danh nhưng lại đánh khơng chính xác tên, hay ngân hàng yêu cầu xuất trình Express Bill Of lading nhưng lại quy định Consignee theo lệnh và ký hậu để trắng trong khi đó Express Bill of lading là bản sao của bill giao hàng thẳng cho người nhận hàng và không để theo lệnh…. Trong những trường hợp này, nhiều nhà xuất khẩu nếu không cẩn thận và kịp thời tu chỉnh L/C sau này sẽ xuất trình bộ chứng từ khơng hợp lệ với L/C. Việc thanh tốn qua thư tín dụng rất tiện lợi nhưng cũng có rủi ro. Nếu nhà xuất khẩu khơng hiểu rõ và kỹ về bản chất của thư tín dụng cũng như những ràng buộc pháp lý của nó, nhà xuất khẩu sẽ mắc

phải những sơ sót dẫn đến việc khơng được thanh tốn tức là lệ thuộc vào đối tác kinh doanh.

Rủi ro bộ chứng từ bất hợp lệ do giao hàng trễ, xuất trình trễ, L/C hết hạn hiệu lực cũng hay xảy ra.

+ Rủi ro do ngân hàng phát hành:

L/C là một cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành. Do đó, uy tín, kinh nghiệm, trình độ chun mơn và tình hình tài chính của ngân hàng mở là điều đáng quan tâm.

Ngồi rủi ro ngân hàng phá sản cịn có rủi ro chứng từ bị từ chối thanh toán khi ngân hàng mở đứng về phía nhà nhập khẩu và cố tình nêu ra những lỗi nhỏ để giúp nhà nhập khẩu từ chối hay trì hỗn thanh tốn và thu phí bất hợp lệ. Trường hợp các ngân hàng không thống nhất quan điểm trong việc kiểm tra chứng từ cũng gây ra rủi ro chứng từ bị từ chối thanh tốn.

Ví dụ minh họa 2:

Những bộ chứng từ của cơng ty Haprosimex Hồ Chí Minh gửi đến ngân hàng mở là Bank Alfalah Ltd CN Jodia Bazar đều bị ngân hàng mở bắt lỗi chứng từ là khơng xuất trình Master B/L theo yêu cầu của L/C là “Only original master B/L acceptable”.

Haprosimex xuất trình vận đơn do RCL (Vietnam) Co., Ltd (đại lý cho người chuyên chở là Regional Container Lines ) lập. Theo quan điểm của ngân hàng mở thì master B/L là B/L do master (thuyền trưởng ký.

Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM là ngân hàng trình chứng từ có điện thơng báo khơng đồng ý với bất hợp lệ nêu trên vì master B/L là vận đơn do người chuyên chở chính thức phát hành, để phân biệt với house B/L là vận đơn do người giao nhận phát hành trên cơ sở của master B/L, chứ không phải master B/L là vận đơn do master phát hành. Ngân hàng mở sau đó đã thanh tốn nhưng vẫn trừ phí bất hợp lệ.

+ Chiết khấu chứng từ là một dịch vụ phổ biến đối với CN. Hiện nay, trong thanh toán hàng xuất khẩu, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM thực hiện chiết khấu truy đòi để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vì ngân hàng có quyền truy địi khách hàng trong trường hợp bên nước ngoài từ chối thanh tốn. Chiết khấu truy địi được áp dụng cho cả L/C trả ngay và L/C trả chậm. Đối với L/C trả chậm, việc chiết khấu chỉ được thực hiện khi nhận được điện chấp nhận thanh toán hoặc hối phiếu được ký hậu chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn bởi ngân hàng phát hành (ngân hàng xác nhận).

+ Số tiền chiết khấu tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng nhưng không vượt quá 90% - 95% giá trị bộ chứng từ được chiết khấu. Doanh số cho vay chiết khấu tại Ngân hàng TMQT Mega CN Hồ Chí Minh tăng qua các năm do nhu cầu vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu. Thực chất đây là khoản cho vay được thế chấp bằng bộ chứng từ hàng xuất theo L/C.

Với vai trò là ngân hàng chiết khấu, ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM phải đối mặt với những rủi ro sau:

+ Chứng từ bất hợp lệ bị từ chối thanh toán do nhân viên ngân hàng kiểm tra không cẩn thận, khơng phát hiện sai sót trong chứng từ mà tiến hành chiết khấu.

+ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C, ngân hàng mở sẵn sàng thanh tốn nhưng tịa án có lệnh dừng thanh tốn.

+ Sự giả mạo chứng từ: Việc chiết khấu chỉ dựa trên bộ chứng từ xuất khẩu và ngân hàng chỉ kiểm tra trên bề mặt chứng từ để xác định chứng từ phù hợp với L/C và không chịu trách nhiệm về chứng từ giả mạo.

+ Chứng từ phù hợp nhưng hàng hóa khơng qua được khâu kiểm tra chất lượng của cơ quan y tế nước nhập khẩu. Ở thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, hàng thủy sản phải thông qua sự kiểm nghiệm của cơ quan y tế, đảm bảo đạt chất lượng thì người mua mới thanh tốn. Nếu cơ quan y tế nước nhập khẩu thấy hàng không đạt chất lượng theo quy định, hàng sẽ bị hủy với tồn bộ chi phí thuộc về người bán. Điều này gây rủi ro cho phía ngân hàng nếu đã chiết khấu bộ chứng từ.

+ Chứng từ xuất trình theo L/C mà có nhiều bộ chứng từ trước đó xuất trình ở các ngân hàng khác. Khi đó, ngân hàng chiết khấu sẽ khó nắm chính xác giá trị cịn lại của L/C cũng như số lượng hàng hóa đã thực xuất nên khó xác định là chứng từ có phù hợp với L/C về điều khoản số lượng hàng hóa hay khơng nếu các ngân hàng khác khơng tn thủ quy định theo dõi ở mặt sau của L/C.

+ Rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất: Đối với những trường hợp chiết khấu bộ chứng từ theo L/C trả chậm trên 90 ngày thì ngân hàng chiết khấu có thể gặp rủi ro tỷ giá giảm hay lãi suất huy động tăng gây bất lợi, làm mất chi phí cơ hội của ngân hàng.

Ví dụ minh họa 3: Có những bộ chứng từ mà ngân hàng chỉ chấp nhận chiết khấu 80% do bộ chứng từ bất hợp lệ trong khi đó khách hàng cần vốn kinh doanh nên vẫn xin chiết khấu. Những bất hợp lệ thường gặp phải như:

- Người lập chứng từ đánh nhầm hoặc sai lỗi chính tả các thông tin trên chứng từ. Tuy nhiên, việc sai sót này khơng ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản chất hàng hóa, thời hạn giao hàng, hiệu lực của L/C.

- Ngày ký các chứng từ khác sau ngày ký vận đơn.

- Thể hiện cảng đi và cảng đến chung chung không cụ thể

- Các đơn vị sửa chứng từ chỉ đóng dấu sửa nhưng khơng ký nháy và ngân hàng xác nhận phù hợp với lý do L/C không quy định sửa phải có ký nháy và trong UCP cũng khơng có điều khoản đề cập đến vấn đề này.

- Một số chứng từ thiếu shipping marks, số L/C nhưng L/C không quy định cụ thể.

* Đối với thanh toán hàng nhập khẩu:

Khi thanh toán hàng nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM thường giữ vai trò là ngân hàng mở L/C và là ngân hàng thanh toán tiền hàng cho khách hàng. Với những vai trò này, ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM sẽ phải đối phó với những rủi ro sau:

Thứ nhất: Một số doanh nghiệp khơng chịu thanh tốn khi các chứng từ hợp lệ được xuất trình. Họ thường đưa lý do là hàng chưa về hoặc hàng có vấn đề chờ thương lượng để cố tình trì hỗn thời hạn thanh tốn. Các ngân hàng phía nước ngồi có thể phạt lãi thanh toán chậm đối với CN, làm ảnh hưởng đến uy tín của CN. Việc cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ gây thiệt hại không nhỏ khi một số đơn vị nhập khẩu làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán.

Thứ hai: Thiệt hại trong việc bảo lãnh L/C hàng nhập trả chậm. Đây chính là hình thức tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Bằng uy tín của mình, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM đứng ra bảo lãnh các hối phiếu kỳ hạn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp biến nó thành nguồn vốn tín dụng dài hạn, lợi dụng tiền bán hàng trả chậm quay vòng, sử dụng nguồn vốn sai mục đích… dẫn đến mất khả năng thanh toán cho người xuất khẩu khi đến hạn. Nếu vì uy tín ngân hàng phải đứng ra trả nợ thay cho các doanh nghiệp này thì khả năng khơng thu hồi được nợ là rất cao. Do đó, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% trị giá L/C khi mở L/C trả chậm.

Thứ ba: trường hợp ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng. Đôi khi hàng về đến cảng rồi mà bộ chứng từ vẫn chưa về tới ngân hàng. Người nhập khẩu có yêu cầu giải phóng hàng càng nhanh càng tốt để tránh phí lưu kho bãi và các chi phí phát sinh. Điều kiện để Ngân hàng TMQT Mega CN Hồ Chí Minh thực hiện nghiệp vụ phát hành thư bảo lãnh hoặc ký hậu vận đơn gốc là khách hàng phải có cam kết thanh tốn hoặc ký quỹ 100% trị giá hóa đơn hoặc chuyển vay. Trên thực tế xảy ra khơng ít rủi ro khi khách hàng đã nhận hàng và khi bộ chứng từ về rồi mà họ không chịu thanh tốn. Lúc đó, ngân hàng TMQT Mega CN Hồ Chí Minh tiến hành cho vay bắt buộc và sẽ chịu rủi ro khi nhà nhập khẩu phá sản, mất khả năng thanh tốn.

Ví dụ minh họa 4: Vào tháng 15/10/2010, Ngân hàng TMQT Mega đã phát hành L/C cho Công ty TNHH Phúc Xương với mức ký quỹ 10% để mua lơ hàng hóa chất nguyên liệu ở Singapore, trị giá là USD940,000.00. Công ty TNHH Phúc Xương cam kết rằng khi bộ chứng từ về đến Ngân hàng thì sẽ nộp tiền mặt vào để mua USD thanh toán.

Vào ngày 10/11/2010, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM nhận được bộ chứng từ do ngân hàng HSBC Singapore gửi đến. Sau khi kiểm tra và xác định chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C, ngân hàng thơng báo cho phía cơng ty TNHH Phúc Xương biết về thời hạn thanh toán bộ chứng từ là ngày 14/11/2010. Tuy nhiên, Cơng ty lấy lí do là hàng chưa về và trì hỗn việc thanh tốn khi đến hạn. Trước áp lực địi tiền từ phía ngân hàng HSBC Singapore, ngân hàng phải yêu cầu Công ty TNHH Phúc Xương nhận nợ vay bắt buộc và thực hiện thanh toán vào ngày 20/11/2010. Đến giữa năm 2011 thì cơng ty TNHH Phúc Xương mới hồn trả hết khoản vay này. Những khoản nợ như thế này cũng phần nào làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn trên vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM.

- Rủi ro kỹ thuật (Lỗi chứng từ)

Rủi ro kỹ thuật là rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh tốn L/C, cụ thể các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh tốn hay sự khác nhau giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Một bộ chứng từ hoàn hảo là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa nhà xuất khẩu với ngân hàng, giữa ngân hàng phát hành với nhà nhập khẩu, giữa ngân hàng phát hành và ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w