Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 64)

2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠ

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT chưa hồn thiện.

- Thị trường hối đối của Việt Nam chưa phát triển mạnh. Hiện nay, hoạt động của thị trường này cịn kém sơi động, nghiệp vụ còn đơn giản, chủ yếu là mua bán giao ngay và kỳ hạn, còn các nghiệp vụ như: hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hốn đổi…là những cơng cụ chủ yếu để hạn chế rủi ro về tỷ giá cho doanh nghiệp và NHTM lại chưa phát triển mạnh.

- Thơng tin tín dụng khơng đầy đủ: hiện nay cơng tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động của ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Trung tâm thông tin (CIC) của NHNN cung cấp thông tin thiếu cập nhật, thiếu đầy đủ và thiếu chính xác. Ngồi ra, sự phối hợp kết hợp giữa các NHTM còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin, do vậy tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để xin bảo lãnh và vay vốn ở nhiều nơi.

- Chính sách thương mại chưa ổn định: chính sách thương mại khơng ổn định gây khó khan cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp XNK. Biểu thuế thường xuyên thay đổi gây khó khan cho doanh nghiệp trong việc tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thủ tục hành chính trong quản lý XNK còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền tối thậm chí cịn làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của doanh nghiêp và ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Trong phương thức thanh toán TDCT, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở hình thành L/C, nhưng một khi L/C đã được phát hành thì nó lại hồn tồn độc lập với hợp đồng TMQT đó, ngay cả khi L/C đó dẫn chiếu đến hợp đồng phát sinh ra nó. Như vậy, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh tốn cho họ ngay cả khi nhà nhập khẩu khiếu nại hàng hóa thực tế khơng đúng trong hợp đồng, thậm chí hàng hóa khơng được giao. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong giao dịch L/C mà cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu cần phải hiểu rõ. Bởi giao dịch bằng L/C chỉ căn cứ vào chứng từ, do đó nhà XNK là yêu cầu tiên quyết để phương thức TDCT trở thành công cụ thanh toán hữu hiệu cho họ.

Tuy nhiên, trong thực tiễn thanh tốn bằng L/C, khơng chỉ nhà xuất khẩu mà ngay cả nhà nhập khẩu cũng mắc sai sót khơng đáng khi lập và thanh tốn bằng bộ chứng từ L/C và nhìn chung lại là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: nhà XNK thiếu hiểu biết về thanh toán theo phương thức TDCT cũng như các văn bản pháp luật quốc tế liên quan điều chỉnh về vấn đề TTQT và TMQT như

UCP, ISBP, Incoterms,…Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót chứng từ bởi các nhà XNK nhận thức UCP, ISBP… là văn bản nghiệp vụ quốc tế dành riêng cho các ngân hàng vì vậy họ cho rằng chỉ cần tuân thủ hợp đồng ngoại thương và những yêu cầu của L/C là đủ.

Thứ hai: Trong doanh nghiệp XNK khơng có bộ phận chun trách và quy trình giao dịch bằng L/C hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động khơng hiệu quả. Trong q trình soạn thảo L/C, nhà xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in ấn và được biết đến là “sai lầm 3C” bao gồm các lỗi như: lỗi khơng chính xác (not correct), lỗi khơng hồn chỉnh (not complete) và lỗi không nhất quán (not consistant).

+ Quy trình nghiệp vụ giao dịch bằng L/C tại các doanh nghiệp XNK không rõ ràng, dẫn đến việc đọc và giải thích L/C chưa cụ thể, bộ phận nghiệp vụ thiếu trách nhiệm dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn…Tính khơng cẩn thận là tư duy phổ biến hiện cịn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp XNK với logic là “một bên chỉ cần mở L/C là bên kia giao hàng” mà khơng quan tâm đến tính chuẩn xác của L/C ngay khi nhận được.

+ Thỏa thuận giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu không rõ ràng về chi tiết giao hàng và/hoặc L/C. Nhà nhập khẩu đã không kiểm tra cẩn thận L/C mặc dù đã được cảnh báo từ phía ngân hàng. Nhà xuất khẩu khơng có đủ thời gian hoặc khơng tiến hành tu chỉnh L/C, thay vào đó là sự im lặng và sự tin tưởng vào nhà nhập khẩu là họ sẽ bỏ qua những lỗi nhỏ, không cơ bản trong L/C.

+ Trong một số trường hợp L/C được phát hành không chuẩn xác, có chủ ý xấu hoặc L/C khơng hồn chỉnh, khơng khả thi. Tuy nhiên, đa số các nhà xuất khẩu vẫn xem thường bởi ít khi họ quan tâm đến nội dung của UCP, họ chỉ quan tâm đến việc họ lấy đủ tiền hàng.

+ Trường hợp cá biệt, có nhà nhập khẩu đã cài một số điều khoản không khả thi để bắt lỗi chứng từ, làm cơ sở từ chối nhận hàng (do hợp đồng TMQT bị ký hớ), hoặc là

cơ sở để giảm giá. Do vậy, những L/C dài, nhiều nội dung, yêu cầu nhiều chứng từ và sử dụng ngơn ngữ khó hiểu rất dễ dẫn đến hiểu sai và nhầm lẫn.

Ví dụ minh họa: Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM có mở một L/C nhập khẩu lơ hàng bột mì cho cơng ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu (VN). Trong L/C có quy định điều khoản bồi thường như sau:

Protein: 44.5% Basis, Min 43.5%, non reciprocal allowances 1:1 Fractions in proportion

Nhìn vào điều khoản này, ta sẽ thấy nó khơng rõ ràng, khơng nêu rõ cách tính khi có thiếu hụt xảy ra. Chính vì vậy, ngân hàng thơng báo L/C đã phải gửi điện yêu cầu Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM giải thích để thống nhất cách hiểu nhằm tránh tranh chấp về sau.

+ Do nhà xuất khẩu quá tin tưởng vào vai trị của L/C là cơng cụ để nhận tiền thanh tốn mà khơng hiểu một nguyên tắc cơ bản của L/C là “nhận tiền có điều kiện” dẫn đến nhà xuất khẩu khơng quan tâm kiểm tra các điều kiện, điều khoản của L/C, hậu quả là lập bộ chứng từ không theo đúng yêu cầu, quy định của L/C.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w