Xuất đối với NHNN

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 75)

Thứ nhất: NHNN nên chủ động phối hợp với phòng thương mại và các ngân hàng

nổi tiếng trên thế giới thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành về TTQT cụ thể là thanh toán XNK theo phương thức TDCT để truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam. Tại các hội thảo đó, cần mời các chuyên gia về TTQT, vận tải, bảo hiểm, pháp lý trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những kiến thức chuyên mơn, các chun gia cũng sẽ trình bày những trường hợp rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra rồi cùng nhau tranh luận, phân tích ngun nhân và tìm ra những giải pháp xử lý thích hợp để hạn chế rủi ro.

Thứ hai: cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các NHTM. Trung tâm phòng ngừa

rủi ro (CIC) của NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động hơn, thu thập, cung cấp các thông tin đầy đủ và đa dạng hơn cũng như dự báo chính xác hơn những rủi ro có thể xảy ra. CIC cũng cần cập nhật thông tin về những tổ chức lừa đảo, rửa tiền trong nước và

quốc tế để lưu ý tất cả các NHTM tham gia hoạt động TTQT. NHNN nên yêu cầu tất cả các NHTM tham gia vào Trung tâm này để vừa cơng khai hóa thơng tin cho Trung tâm vừa thu thập thơng tin có ích từ Trung tâm nhằm hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.

Thứ ba: NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các NHTM để sớm phát hiện sai sót và có hướng xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an tồn trong thanh tốn.

Thứ tư: xây dựng những hệ thống cảnh báo những biến động bất thường về tỷ giá,

lãi suất để hỗ trợ hiệu quả cho các NHTM tham gia hoạt động TTQT tránh được những rủi ro này.

Thứ năm: hồn thiện thị trường tài chính để áp dụng phổ biến các cơng cụ của chính sách tiền tệ.

Cuối cùng phải nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam dưới hình thức tăng vốn điều lệ hay sáp nhập…để mở rộng quy mô hoạt động và chịu đựng việc đầu tư nâng cấp hạ tầng, tăng sức cạnh tranh của mỗi đơn vị.

3.2.3. Đề x uất đố i với khách h àng

3.2.3.1.Giai đoạn ký kết hợp đồng TMQT

Khi ký kết hợp đồng TMQT có thỏa thuận thanh tốn bằng L/C thì doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm vững những vấn đề cơ bản trong giao dịch bằng L/C đó là:

- Mặc dù L/C được hình thành từ hợp đồng TMQT nhưng khi đã được thiết lập thì L/C hồn tồn độc lập với chính hợp đồng đó. Hệ quả là điều khoản nào của hợp đồng khơng được ghi vào L/C sẽ khơng có giá trị điều chỉnh đối với các bên liên quan. Mặt khác, những điều khoản mà hợp đồng không điều chỉnh nhưng lại được quy định trong L/C thì sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan. Chính vì vậy, khi ký kết hợp đồng TMQT, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu mà cả doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần phải đặc biệt chú ý đến điều khoản thanh toán. Một vấn đề nữa cần chú ý là doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo L/C phải kiểm tra chi tiết nội dung L/C và

hợp đồng TMQT đã ký kết, còn doanh nghiệp nhập khẩu khi chuyển tải các nội dung thanh toán vào đơn mở L/C cần phải đảm bảo độ chính xác cao.

- Nhà xuất khẩu cần phải biết về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành do cam kết trả tiền L/C được thực hiện bởi chính ngân hàng phát hành chứ khơng phải nhà nhập khẩu. Do vậy, việc biết được chắc chắn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu được tiền bán hàng của nhà xuất khẩu. Để biết được khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, nhà xuất khẩu cần yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, bởi trong nghiệp vụ, các ngân hàng luôn thực hiện việc cập nhật thông tin của các ngân hàng trên thế giới. Bên cạnh đó, để lường trước rủi ro, trước khi ký kết hợp đồng TMQT, doanh nghiệp xuất khẩu nên đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu tư vấn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành cũng như các điều khoản cụ thể trong L/C nhằm tránh trường hợp khi nhận được L/C mới đi tư vấn, như vậy thì đã quá muộn.

- Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó nhà xuất khẩu có thể giao hàng khơng đúng như hợp đồng TMQT nhưng lập bộ chứng từ phù hợp với L/C thì vẫn nhận được thanh tốn từ ngân hàng phát hành L/C. Thực tiễn TMQT cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, nhà nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lơ hàng, q trình giao hàng cũng như có những quy định cụ thể đối với bộ chứng từ xuất trình.

3.2.3.2.Giai đoạn tổ chức, thực hiện giao dịch L/C

Khi thiết lập một bộ chứng từ L/C, nhà XNK cần thực hiện tốt các công việc theo trình tự sau:

Thứ nhất: nhà XNK cần có sự phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động XNK bởi sai

chuyên nghiệp, không được tổ chức tốt, ít tập huấn chuyên môn và không nắm vững L/C, UCP, ISBP và Incoterms.

Thứ hai: doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động thiết lập đề cần chủ động thiết lập

đề cương các điều khoản sẽ sử dụng trong thương lượng về nội dung L/C như một bộ phận cấu thành của hợp đồng TMQT. Khi thương lượng phải làm rõ về số loại chứng từ, bản gốc, bản sao, số lượng mỗi bản, người phát hành, nội dung…

Thứ ba: nhà xuất khẩu phải kiểm tra kỹ L/C ngay khi nhận được, nếu phát hiện có

điều khoản mập mờ, khơng rõ ràng, khó thực hiện thì u cầu sửa đổi, tu chỉnh kịp thời nhằm tránh việc khơng được thanh tốn tiền.

Thứ tư: nhà xuất khẩu cần lập kế hoạch chi tiết cho các công việc như sản xuất hay thu gom hàng hóa xuất khẩu, giao hàng, lập bộ chứng từ, xuất trình…và tổ chức thực hiện, giám sát quá trình này.

Thứ năm: nhà xuất khẩu chuẩn bị và tổ chức lập bộ chứng từ trên cơ sở nắm vững

kiến thức chuyên môn, các quy tắc của UCP, ISBP và sử dụng danh mục kiểm tra chứng từ để đối chiếu khi lập chứng từ và gửi nội dung mà các chứng từ phải tuân thủ cho người chuyên chở, cơng ty bảo hiểm, phịng thương mại…để lập các chứng từ tương ứng cho phù hợp với yêu cầu.

Thứ sáu: nhà xuất khẩu cần kiểm tra bộ chứng từ trước khi xuấ trình nhằm phát hiện ra các lỗi chính tả, đánh máy, in ấn…để tu chỉnh kịp thời bởi biện pháp ngăn ngừa bao giờ cũng hữu hiệu hơn biện pháp sửa chữa.

Thứ bảy: nhà xuất khẩu cần xuất trình bộ chứng từ đúng hạn cũng như tính tốn

để có đủ thời gian tu chỉnh và xuất trình lại chứng từ nếu có sai sót xảy ra.

Thứ tám: nhà xuất khẩu cần kiểm tra và kiểm sốt thường xun q trình lập bộ

chứng từ và các nhân tố có thể làm cho q trình này và việc xuất trình chậm trễ. Để hạn chế các sai sót của bộ chứng từ, nhà xuất khẩu cần tuân thủ tiêu chí 3P gồm: lập kế hoạch (Planning), lập chứng từ (Preparation) và xuất trình (Presentation) cùng tiêu chí

3C trong lập chứng từ phù hợp gồm: hồn chỉnh (Complete), chính xác (Correct) và nhất quán (Consistent).

3.2.3.3.Giai đoạn kiểm tra L/C:

Ngay khi nhận được L/C, nhà xuất khẩu cần kiểm tra L/C thuộc đối tượng điều chỉnh của UCP nào, kiểm tra tính chân thực của L/C nhằm tránh trường hợp L/C giả, kiểm tra nội dung chi tiết của L/C…

Quy tắc của UCP cho thấy một L/C không chỉ rõ là loại nào thì được xác định là loại khơng hủy ngang và trong trường hợp này cầ kiểm tra các vấn đề là L/C có được thanh tốn theo thời hạn và đúng địa điểm như thỏa thuận không? Kiểm tra L/C thuộc loại payment at sight, deffered, usance hay negotiation; kiểm tra tên và địa chỉ của người mua và người bán; kiểm tra khoản phí của ngân hàng…

Cần kiểm tra chi tiết của L/C như trị giá L/C và điều kiện thanh tốn; mơ tả hàng hóa và xuất xứ hàng hóa; cơ sở và điều kiện giao hàng theo hợp đồng TMQT; điều kiện chuyển tải; ngày hết hạn của L/C…

Thực tiễn lập bộ chứng từ và thanh toán bằng L/C rất phức tạp, địi hỏi bộ phận chun mơn của doanh nghiệp XNK phải có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật về TMQT, TTQT. Có như vậy mới hạn chế đáng kể các rủi ro phát sinh khi sử dụng phương thức thanh toán TDCT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Căn cứ theo thực trạng hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng tại Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM trong những năm vừa qua, định hướng phát triển của CNcùng với những biến chuyển về kinh tế - xã hội, xu thế công nghệ ngân hàng trong thời gian tới thì chương 3 đã trình bày một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa quy mô hoạt động theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM, từ đó giúp ngân hàng tìm kiếm cũng như duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng thật hiệu quả, đồng thời kiểm soát, quản lý được những rủi ro trong phương thức thanh tốn TDCT có thể xảy ra trong q trình mở rộng hoạt động TTQT. Qua đó, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM có thể hoạch định tốt hơn những kế hoạch, mục tiêu của mình trong thời gian tới và tăng cường sức cạnh tranh với các NHTM khác.

KẾT LUẬN ***

Kể từ sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đến nay đất nước ta đã có nhiều đổi mới: nền kinh tế phát triển ổn định, hội nhập kinh tế, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, quan hệ TMQT được mở rộng, nghiệp vụ TTQT của các NHTM có nhiều cơ hội cũng như phải đối mặt với khơng ít thách thức. Để khai thác cơ hội, vượt qua thách thức, đòi hỏi nỗ lực của các NHTM cùng phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan chức năng có liên quan.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp và nghiên cứu thực tế hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM, luận văn đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ TTQT và giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT đối với Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM.

Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa những lý luận về nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM. Những nội dung này là cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM.

Thứ hai, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích tương đối tồn diện thực trạng đồng thời đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM.

Thứ ba, luận văn đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM.

Luận văn này được hồn thành có tham khảo nhiều tài liệu đã được đăng tải trước đó. Tuy nhiên, do kiến thức chun ngành cịn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn này chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự cảm thơng và đóng góp ý kiến của Q Thầy Cơ trong Hội đồng đánh giá, các chuyên gia trong lĩnh vực TTQT và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

*****

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

Đinh Xn Trình, 2006. Giáo trình thanh tốn quốc tế. Nhà xuất bản Lao động – xã hội

Đoàn Thị Hồng Vân, 2006. Giáo trình kỹ thuật ngoại thương. Nhà xuất bản lao động – xã hội.

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. Tín dụng chứng từ, bảo lãnh ngân hàng và tài trợ thương mại cấp độ nâng cao. Tài liệu khóa học. Tháng 6/2012.

Từ điển bách khoa tồn thư mở Wikipedia

Trầm Thị Xuân Hương, 2006. Thanh toán quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê, TP. HCM

Võ Thanh Thu, 2006. Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản lao động – xã hội.

Võ Thanh Thu, 2008. Hỏi – đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ. Nhà xuất bản lao động – xã hội.

Website Mr. Old Man

Website Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

ISBP 681 (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits – 2007 Revision for UCP 600)

Roberto Bergami. UCP600: Letter of Credit Rules Revised TD Securities. A guide to Letters of Credit

U.S. Development of Commerce (International Trade Administration). Letter of Credit. Trade finance guide

UCP 600 (Uniform Customs and Practise for Documentary Credits (2007 Revision)

Yan Hao, Ling Xiao, 2013. Risk Analysis of Letter of Credit. International Journal of Business and Social Science, Vol.4 No.9

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w