Trạm Skylab – giàn pin mặt trời 20W phóng lên vũ trụ 1973

Một phần của tài liệu Giáo trình năng lượng tái tạo Kỹ thuật điện - Điện tử (Trang 66 - 67)

Triển vọng của pin mặt trời hiệu suất cao: Các PMT Si đơn tinh thể chế tạo bằng phương pháp Cz và sử dụng các công nghệ chế tạo được cải tiến, đạt được hiệu suất 16 – 18%. Các PMT Si hiệu suất cao và pin GaAs đạt hiệu suất 20 – 25% và đang là hướng nghiên cứu cần tiếp tục. Tuy vậy đối tượng sử dụng khá hẹp, chủ yếu dùng cho các con tàu vũ trụ. Giữa hai hướng trên là PMT hội tụ rất thuận lợi cho việc sử dụng ở các nước nhiệt đới. Song song với những tiến bộ này của PMT hiệu suất cao, PMT đa tinh thể và vơ định hình với giá thành hạ cũng là một hướng đáng quan tâm, sẽ được bàn

55

đến ở phần khác. Hiện nay, các tấm pin mặt trời truyền thống đang gặp phải vấn đề về tính hiệu quả trong việc hấp thu năng lượng. Các tấm pin này chỉ hấp thu được khoảng 20% năng lượng từ ánh sáng. Tuy nhiên gần đây, một kỹ sư thuộc trường đại học Missouri, Mỹ đã phát triển một tấm pin năng lượng mặt trời linh hoạt hơn, có khả năng hấp thu đến 90% năng lượng từ ánh sáng. Ông dự định sẽ đưa những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên đến tay người tiêu dùng trong vòng năm năm tới.

2.4.2. Hệ thông nguồn điện pin mặt trời 2.4.2.1. Hệ thống nguồn pin mặt trời độc lập: 2.4.2.1. Hệ thống nguồn pin mặt trời độc lập:

Đối với các khu vực nơi mà khơng có lưới điện vươn tới sử dụng với quy mô nhỏ thường sử dụng nguồn Pin mặt trời độc lập. Một hệ thống nguồn Pin mặt trời độc lập gồm các bộ phận chính sau: Dàn Pin mặt trời; Bộ tích trữ điện năng; Các thiết bị điều khiển, biến đổi điện, tạo cân bằng năng lượng trong hệ; thiết bị tiêu thụ điện.

Một phần của tài liệu Giáo trình năng lượng tái tạo Kỹ thuật điện - Điện tử (Trang 66 - 67)