Chu trình năng lượng kín – Hệ thống chuyển hóa năng lượng

Một phần của tài liệu Giáo trình năng lượng tái tạo Kỹ thuật điện - Điện tử (Trang 151 - 152)

Yêu cầu về một chất lỏng bay hơi ở 20 độ C và tạo ra áp suất bay hơi đáng kể được đặt ra. Ammonia lỏng có khả năng này, tuy nhiên hiệu suất nhiệt cực đại của thiết bị cũng chỉ trong khoảng vài phần trăm bởi vì sự chênh lệch nhiệt độ nhỏ. Thiết bị OTEC dài khoảng 1000 feet và được neo trong đại dương. Nước ấm (bề mặt) chảy vào phần trên của hệ thống, sau đó đi qua bộ phận trao đổi nhiệt, truyền nhiệt cho nồi hơi, làm bay hơi

140

Ammonia. Hơi sau đó ngưng tụ lại thành chất lỏng và trở lại nồi hơi. Các ưu điểm hấp dẫn của OTEC là:

(1) Không sinh ra ô nhiễm, không sinh ra CO2.

(2) Sử dụng nguồn năng lượng gần như vô tận của mặt trời đã chuyển thành nhiệt năng trên bề mặt đại dương.

Dự án thí điểm gần đây nhất ở Hawaii. Ngồi việc phát ra năng lượng điện, nước sau khi sử dụng được dùng điều hịa khơng khí, hoặc đưa vào khu ni trồng thủy sản gần đó, cung cấp nguồn nước biển sạch, giàu dinh dưỡng cho tảo, cá, động vật giáp xác...

Mặc dù OTEC khả thi về mặt kỹ thuật nhưng ảnh hưởng tiềm tàng của việc đưa một lượng lớn nước lạnh lên bề mặt ở vùng nhiệt đới cần được xem xét kỹ trước khi tiến hành đại trà. Các tính chất của nước như: nồng độ khí hịa tan, độ đục, nồng độ chất dinh dưỡng, sự chênh lệch độ mặn thay đổi theo nhiệt độ, và những thay đổi này ảnh hưởng đến sinh vật biển.

6.2. Cấu tạo và ứng dụng của năng lượng thủy triều và sóng biển 6.2.1. Nhà máy điện thủy triều 6.2.1. Nhà máy điện thủy triều

Một phần của tài liệu Giáo trình năng lượng tái tạo Kỹ thuật điện - Điện tử (Trang 151 - 152)