Các yếu tố ảnh hưởng:

Một phần của tài liệu Giáo trình năng lượng tái tạo Kỹ thuật điện - Điện tử (Trang 157 - 160)

CHƯƠNG 6 : NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU VÀ SÓNG BIỂN

6.3. Các yếu tố ảnh hưởng:

Ưu điểm nởi bật của năng lượng sóng biển

Giống như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, năng lượng sóng biển rốt cuộc cũng là đến từ Mặt Trời. Bức xạ mặt trời gây ra các trường áp suất khơng khí biến đổi dẫn đến sự xuất hiện của gió, gió tạo ra động lực cho bề mặt đại dương, tạo ra sóng biển.

Hình 6. 13. Năng lượng sóng biển

Cơng nghệ CETO của Carnegie thu nhận chuyển động lên và xuống của chiếc phao để điều khiển một máy bơm tạo ra nước áp suất cao để chạy một tua-bin thủy điện trên bờ. Nghiên cứu mới nhất cho thấy năng lượng sóng ở Mỹ có thể sản xuất đến 1,170 nghìn tỉ Wh một năm, tương đương gần một phần ba tổng điện năng sử dụng của nước này.

146

Nhận thấy tiềm năng to lớn này, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đang đầu tư rất lớn vào năng lượng sóng. Năm ngối, DOE đã trao giải 2,25 triệu đô la cho người chiến thắng trong cuộc thử nghiệm thiết kế bộ chuyển đổi năng lượng sóng và 40 triệu đơ la cho Đại học Oregon State để xây dựng một cơ sở mới để kiểm nghiệm năng lượng sóng.

Tuy vậy, Brekken đưa ra đánh giá thận trọng hơn về tiềm năng của năng lượng sóng trong thực tế, dự đốn rằng nó sẽ đóng góp khoảng 6% tổng sản lượng điện của nước Mỹ (tương tự như thủy điện). Sự thận trọng này xuất phát từ một số rào cản kỹ thuật cần phải được khắc phục. Môi trường biển khắc nghiệt với nước, gió lớn, và sóng dữ sẽ thử thách cả những thiết bị bền chắc nhất. Việc triển khai và thử nghiệm các bộ chuyển đổi năng lượng sóng yêu cầu sử dụng tàu thuyền và thợ lặn cũng làm tăng chi phí triển khai các thiết bị. Với những thách thức này, có thể mất một thập kỷ để tạo những bộ chuyển đổi năng lượng sóng hiệu quả và kinh tế.

Tiềm năng lớn cho Việt Nam: Một báo cáo cho thấy 0,1% năng lượng sóng biển

của các đại dương là đủ để cung cấp điện năng cho toàn Trái Đất. Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam là một đất nước có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác năng lượng sóng biển. Tuy vậy, loại năng lượng này vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức ở Việt Nam. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần có chính sách phù hợp trong việc thử nghiệm và khai thác loại năng lượng tái tạo vô tận này.

147

Câu hỏi chương 6

1. Nêu tiềm năng về năng lượng sóng biển ở Việt Nam. 2. Nêu tiềm năng về năng lượng thủy triều ở Việt Nam. 3. Ưu và nhược điểm của năng lượng thủy triều.

148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ts. Hoàng Dương Hùng, Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng, Nxb. Đà Nẵng, 2010.

[2] Nguyễn Thanh Hào, Nguyễn Huy Bích, Giáo trình Kỹ thuật năng lượng tái tạo Nhà xuất bản: ĐHQG-HCM, 2015

[3] Nguyên Ngọc, Điện gió, Nhà xuất bản Lao động, 2012

[4] Nguyễn Quang Khải – Nguyễn Gia Lượng, Cơng nghệ khí sinh học chuyên khảo, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2010

[6] TS. Võ Viết Cường, Bài giảng Năng Lượng Tái Tạo. ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM, 2010

[7] Sorensen, Bent. Renewable energy conversion, transmission, and storage. Academic

press, 2007.

[8] Frank Kreith, D. Yogi Goswami, Handbook of Energy Effciency and Renewable Energy, CRC press, 2007

Một phần của tài liệu Giáo trình năng lượng tái tạo Kỹ thuật điện - Điện tử (Trang 157 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)