huy động vốn trên thị trường. Tại Việt Nam, theo luật doanh nghiệp 2014, loại hình doanh nghiệp được phép huy động vốn trên thị trường là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khá nhỏ bé và kém phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực sự mặn mà với việc huy động vốn bằng kênh trái phiếu.
Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp mới phát hành so với GDP được sử dụng để đại diện cho việc công ty tiếp cận tài trợ dài hạn của nền kinh tế. Nguồn số liệu thu thập từ phát triển tài chính tồn cầu, tuy nhiên hạn chế về thời gian chỉ có tồn tại trong thời gian từ 2007 đến 2019, ngoài ra một số năm bị thiếu dữ liệu. Trong khi đó, González (2015) sử dụng tổng giá trị vốn hóa thị trường trái phiếu tư nhân tính theo GDP cộng với các khoản nợ quốc tế tính trên GDP từ nguồn dữ liệu phát triển tài chính và cấu trúc của Ngân hàng Thế giới để làm đại diện cho việc các công ty trong mẫu sử dụng nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế. So với sự phát triển của thị trường cổ phiếu, mức độ trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam phát triển khá nhỏ. Khi đó, nếu sử dụng cách tiếp cận của González (2015), thì hiện nay dữ liệu các khoản nợ quốc tế tính trên GDP chỉ tồn tại đến năm 2017, trong khi đó vốn hóa thị trường trái phiếu tư nhân so với GDP khơng có số liệu được ghi nhận.
Bảng 4.2: Khối lượng trái phiếu phát hành và kỳ hạn trung bình của trái phiếu phiếu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 A 1.12478 0.23012 0.332731 0.194889 0.063866 NA 0.115811 B 8.282093 6.052302 5.016597 4.168376 5.030137 NA 4.517808 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 A 0.052809 NA 0.104203 NA NA 0.297576 0.029503 B 10.00822 NA 5.339423 NA NA 8.892343 5.060274
Nguồn: Global Financial Development
Trong đó: A - Khối lượng trái phiếu cơng ty phát hành so với GDP; B - Kỳ hạn
trung bình của trái phiếu cơng ty.
Tỷ lệ khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới của các tổ chức tư nhân trong các ngành khác ngồi tài chính, cơng ty mẹ và bảo hiểm trên GDP. Bảng
trên cho thấy bối cảnh chung về phát hành mới trái phiếu doanh nghiệp phát hành theo năm. Tỷ lệ này cao hơn 1 vào năm 2007, nhưng từ năm 2008 cho đến nay, nhìn chung cho thấy sự phát triển là khơng đáng kể. Kỳ hạn bình qn gia quyền của các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới của các tổ chức tư nhân trong các ngành khác ngồi tài chính, cơng ty mẹ và bảo hiểm tính theo năm. Kỳ hạn bình quân của các lần phát hành trái phiếu cao nhất là 10 năm và thấp nhất là trên 4 năm.
So với thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cịn quá manh mún. Hiện tại, thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết, trong đó có 454 mã trái phiếu chính phủ, chỉ có 23 mã trái phiếu doanh nghiệp (năm 2020). Bên cạnh đó, kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp cũng kém đa dạng hơn, với chủ yếu là kỳ hạn 1 - 5 năm. Thực trạng này cho thấy doanh nghiệp tiếp cận tài trợ dài hạn tại thị trường vốn cịn hạn chế, vì vậy khó giảm bớt các hạn chế về thanh khoản và khó có thể vay dài hạn. Vì thế các doanh nghiệp hiện nay phụ thuộc khá lớn vào hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp vẫn có một số hạn chế như thiếu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và định giá làm hạn chế khả năng của nhà đầu tư tư nhân trong việc tiếp cận thông tin doanh nghiệp một cách đầy đủ và đánh giá rủi ro của doanh nghiệp phát hành trái phiếu ở Việt Nam. Bên cạnh đó. thị trường trái phiếu doanh nghiệp thiếu hàng hóa có chất lượng, sự đa dạng về nguồn cung là thấp. Các chủ thể tham gia thị trường thiếu tính đa dạng và thiếu các nhà đầu tư dài hạn có tiềm lực tài chính mạnh. Ngồi ra, vấn đề mơi trường vĩ mô cũng cần ổn định, như vấn đề lạm phát. Như vậy, vấn đề thể chế cải thiện có giúp trái phiếu doanh nghiệp phát triển, bên cạnh đó vấn đề thanh khoản được cải thiện, điều này giúp doanh nghiệp vay nợ với kỳ hạn dài hơn.
4.1.2. Phát triển tài chính
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã sử dụng đại diện cho phát triển tài chính, bao gồm tín dụng tư nhân và vốn hóa thị trường chứng khốn (Maskus & cộng sự, 2019), tín dụng tư nhân và trong nước (Ibrahim & Alagidede, 2018) và cung tiền (Cavalcante & cộng sự, 2018; Nguyen & cộng sự, 2018). Svirydzenka (2016) giới thiệu một cơ sở dữ liệu mới về phát triển tài chính với hai chỉ số phụ cấp cao hơn (định chế và thị trường tài chính) với ba chỉ số phụ cấp thấp hơn mỗi chỉ số
(độ sâu, khả năng tiếp cận và hiệu quả). Cơ sở dữ liệu này do IMF cung cấp và được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đến CTKHN.