CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2. Các bằng chứng thực nghiệm
2.2.1. Yếu tố thuộc về đặc điểm công ty
Các nghiên cứu sử dụng yếu tố kỳ hạn tài sản ảnh hưởng cùng chiều lên
CTKHN dài hạn, chủ yếu dựa trên các giả thuyết như chi phí người đại diện và phù hợp về kỳ hạn. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cho thấy có sự khơng thống nhất, cụ thể là một số nghiên cứu cho kết quả cùng chiều như: Dang (2011), Trần Thị Thùy Linh & Tạ Thị Thúy (2014) và González (2015) và nghiên cứu cho kết quả ngược chiều Etudaiye-Muhtar & cộng sự (2017) cho biến phụ thuộc là kỳ hạn nợ ngắn hạn. Ngoài ra, Kirch & Terra (2012) cho thấy sự khơng có ảnh hưởng của yếu tố này lên CTKHN. Kỳ hạn tài sản được xem xét với ý nghĩa là các công ty phù hợp kỳ hạn của nợ phải trả với tài sản của công ty.
Đối với quy mô được cho là ảnh hưởng cùng chiều lên CTKHN thông qua các giả thuyết như giả phí đại diện và phát tín hiệu. Về thực nghiệm cho thấy các nghiên cứu cho kết quả ảnh hưởng của quy mô là cùng chiều lên CTKHN (Dang, 2011; Gon- zález, 2015; Lemma & Negash, 2012; Costa & cộng sự, 2014; Zhao, 2014; Trần Thị Thùy Linh & Nguyễn Thanh Nhã, 2017; Nguyễn Thanh Nhã, 2018). Bên cạnh đó, cũng có các nghiên cứu cho thấy quy mô ảnh hưởng ngược chiều như: Scherr & Hul- burt (2011), Etudaiye-Muhtar & cộng sự (2017) cho biến phụ thuộc là kỳ hạn nợ ngắn
hạn. Nhóm nghiên cứu khác cũng cho thấy khơng có xác nhận ảnh hưởng lên CTKHN (Trần Thị Thùy Linh & Tạ Thị Thúy, 2014; Nguyen Hoang Thuy Bích Tram & Tran Thi Thuy Linh, 2017). Đối với các doanh nghiệp quy mơ nhỏ có cơ hội đầu tư nhiều hơn nhưng ít tài sản hữu hình hơn để thế chấp cho các khoản vay. Vì vậy, yếu tố quy
Yếu tố cơ hội tăng trưởng ảnh hưởng lên CTKHN thông qua một số các giả
thuyết như, trong đó có một số giả thuyết cho rằng cơ hội tăng trưởng ảnh hưởng cùng chiều như giả thuyết đánh đổi, giả thuyết phù hợp về kỳ hạn và rủi ro thanh khoản được cho là có ảnh hưởng cùng chiều lên CTKHN (Trần Thị Thùy Linh & Tạ Thị Thúy, 2014; Dang, 2011). Tuy nhiên, đối với giả thuyết chi phí đại diện dự đốn cơ hội tăng trưởng ảnh hưởng ngược chiều lên CTKHN (Stephan & cộng sự, 2011; Ngu- yen Hoang Thuy Bích Tram & Tran Thi Thuy Linh, 2017; Nguyễn Thanh Liêm & cộng sự, 2018). Cơ hội tăng trưởng cao hơn có liên quan đến vấn đề thiếu hụt đầu tư một cách nghiêm trọng, vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng nợ ngắn hạn. Do đó, doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng càng cao thì kỳ hạn nợ càng ngắn. Ngoài ra, Kirch & Terra (2012) cho rằng cơ hội tăng trưởng không ảnh hưởng đến kỳ hạn nợ.
Cơng ty có chất lượng công ty càng cao thì kỳ hạn nợ càng thấp. Yếu tố này
được các giả thuyết phát tín hiệu dự đoán là ngược chiều ảnh hưởng đến CTKHN. Theo đó, Dang (2011) đã thực hiện nghiên cứu với kỳ vọng ngược chiều đến CTKHN, tuy nhiên kết quả thực nghiệm cho thấy yếu tố này ảnh hưởng cùng chiều đến CTKHN. Đối với yếu tố chất lượng công ty ảnh hưởng ngược chiều đến CTKHN như: Nguyễn Thanh Liêm & cộng sự (2018) và González (2015). Tuy nhiên, yếu tố này cũng xác nhận không ảnh hưởng lên CTKHN bởi các nghiên cứu như: Trần Thị Thùy Linh & Tạ Thị Thúy (2014), Trần Thị Thùy Linh & Nguyễn Thanh Nhã (2017), Ozkan (2002) và Shah & Khan (2009).
Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN, xem yếu tố biến động thu nhập càng cao thì doanh nghiệp càng thường xuyên xem lại cấu trúc vốn và kỳ hạn nợ càng ngắn. Yếu tố được dự đốn bởi giả thuyết đánh đổi và chi phí đại diện, ảnh hưởng của nó đến CTKHN ngược chiều (Stohs & Mauer, 1996; Ozkan, 2002; Stephen & cộng sự, 2011). Ngoài ra, Trần Thị Thùy Linh & Tạ Thị Thúy (2014) thực hiện nghiên cứu cho các công ty tại Việt Nam cũng cho thấy sự ảnh hưởng cùng chiều biến động thu nhập đến CTKHN. Cuối cùng, yếu tố này cũng nhận được những bằng chứng thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng mang tính hỗn hợp đến CTKHN (Korner, 2006; Dang, 2011; Deesomsak & cộng sự, 2009; Antoniou & cộng sự, 2006; Terra, 2011; Gonzá- lez, 2015).
Yếu tố cân bằng thanh khoản, được giả thuyết rủi ro thanh khoản dự đoán là
cùng chiều ảnh hưởng đến CTKHN. Theo đó, các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng cùng chiều (Stephan & cộng sự, 2011; Cai & cộng sự, 2018; Ngơ Văn Tồn & Phạm Thị Thu Hồng, 2015), cân bằng thanh khoản của một cơng ty càng tốt thì càng ít nhạy cảm với các khoản thanh tốn lãi vay. Khi đó, rủi ro thanh khoản càng thấp thì kỳ hạn nợ càng dài. Tuy nhiên, yếu tố này cũng xác nhận một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của cân bằng thanh khoản đến CTKHN là ngược chiều (Krishnankutty & Chakraborty, 2014).
Tỷ số nợ theo dự đoán của giả thuyết rủi ro thanh khoản của Stohs & Mauer (1996) cho rằng các cơng ty có địn bẩy tài chính cao hơn dự kiến sẽ sử dụng nhiều nợ dài hạn hơn. Đối với yếu tố tỷ lệ nợ, ngồi giả thuyết rủi ro thanh khoản cịn được dự đoán bởi giả thuyết chi phí đại diện. Tuy nhiên, so với giả thuyết rủi ro thanh khồn dự đốn cùng chiều ảnh hưởng đến CTKHN (Stohs & Mauer, 1996; Scherr & Hul- burt, 2001; Johnson, 2003; Custodio & cộng sự, 2013; Krishnankutty & Chakraborty, 2014; Lemma & Negash, 2012; Trần Thị Thùy Linh & Tạ Thị Thúy, 2014; Nguyen Hoang Thuy Bích Tram & Tran Thi Thuy Linh, 2017; Dang, 2011; González, 2015), thì lý thuyết chi phí đại diện lại dự đốn theo chiều ngược lại (Johnson, 2003; Billet & cộng sự, 2007; Trần Thị Thùy Linh & Nguyễn Thanh Nhã, 2017). Ngồi ra, tỷ lệ nợ cũng cho thấy khơng ảnh hưởng đến CTKHN (Kirch & Terra, 2012).
Ảnh hưởng của thuế được dự đoán bởi giả thuyết đánh đổi, tuy nhiên kết quả
thực nghiệm cho đến hiện tại khá hỗn hợp. Kỳ hạn nợ và thuế suất có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau nếu các công ty phát hành nợ dài hạn vì có lá chắn thuế có hiệu lực trong thời gian dài hơn (Cai & cộng sự, 2008; Deesomask & cộng sự, 2009; Trần Thị Thùy Linh & Nguyễn Thanh Nhã, 2017; Dang, 2011). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa kỳ hạn nợ và thuế suất là âm nếu các cơng ty so sánh lợi thế thuế cịn lại của nợ và chi phí thu hồi dần (Stohs & Mauer, 1996; Shah & Khan, 2009; Krishnankutty & Chakraborty, 2014; Ngơ Văn Tồn & Phạm Thị Thu Hồng, 2015; Zhao, 2014; Trần Thị Thùy Linh & Nguyễn Thanh Nhã, 2017). Ngoài ra, các nghiên cứu của Ozkan (2002) và Trần Thị Thùy Linh & Tạ Thị Thúy (2014) cũng xác nhận rằng ảnh hưởng của thuế đến CTKHN là khơng có bằng chứng thống kê.
Các bằng chứng thực nghiệm là chưa nhất quán, các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN cịn nhiều kết quả dự đốn khác nhau. Yếu tố kỳ hạn tài sản thường có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy sự phù hợp của giả thuyết phù hợp giữa kỳ hạn tài sản và nợ. Đối với lý thuyết về chi phí người đại diện, kết quả nhận được là chưa thống nhất nó tùy thuộc biến được sử dụng để đại diện cho chi phí người đại diện. Đa số các nghiên cứu sử dụng hai yếu tố để kiểm định chi phí người đại diện là cơ hội tăng trưởng và quy mô công ty. Các nghiên cứu cho thấy cơng ty có quy mơ lớn dễ dàng tiếp cận nợ dài hạn, phù hợp với giả thuyết các cơng ty lớn có thơng tin tài chính minh bạch hơn nên làm giảm bất cân xứng thơng tin và có nhiều tài sản để thế chấp nên các vấn đề về người đại diện cũng ít hơn so với các công ty nhỏ. Tuy nhiên, đối với cơ hội tăng trưởng thì kết quả chưa thống nhất với chiều tác động dương, âm và cả khơng có ý nghĩa thống kê đối với CTKHN. Yếu tố thanh khoản của công ty trong đa số nghiên cứu được cho thấy có tác động dương, làm gia tăng CTKHN của công ty. Bằng chứng đối với yếu tố chất lượng công ty hay biến động trong thu nhập và cân bằng thanh khoản (do phát tín hiệu và rủi ro thanh khoản) có kết quả khơng thống nhất, mặc dù có khá nhiều bằng chứng cho thấy các cơng ty có chất lượng tín dụng tốt vay nợ ngắn hạn để phát tín hiệu về chất lượng của mình.
Tỷ lệ nợ là yếu tố dùng để đại diện cho lý thuyết thanh khoản và kết quả đa số
chỉ ra yếu tố này có ảnh hưởng cùng chiều với CTKHN, điều này thể hiện sự phù hợp với giả thuyết thanh khoản. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ và CTKHN, nghĩa là trong một số bối cảnh có thể điều chỉnh giảm nợ hoặc giảm kỳ hạn nợ là việc thay thế hay bổ sung cho nhau trong việc kiểm soát vấn đề thiếu hụt đầu tư. Các nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng của thuế suất công ty đến CTKHN chưa thống nhất, có thể ảnh hưởng cùng chiều, ngược chiều
và khơng có ý nghĩa thống kê, cho thấy sự ủng hộ giả thuyết là cơng ty đánh đổi lợi ích về tấm chắn thuế và rủi ro thanh khoản khi chọn lựa CTKHN.