Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Một phần của tài liệu Giáo trình thị trường tài chính Tài chính ngân hàng (Trang 33)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

b. Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Một hợp đồng quyền chọn bất kỳ đều bao gồm 4 đặc điểm cơ bản sau:  Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua)

 Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền  Ngày đáo hạn

 Giá thực thi

c. Các loại quyền chọn

- Quyền chọn mua: là cơng cụ tài chính đem lại cho người sở hữu nó được quyền

mua một lại hàng hóa hoặc tài sản cụ thể với mức giá nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai (quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc được quyền mua một lọai hàng hóa hoặc tài sản cụ thể với mức giá nhất định trong suốt thời gian trước một thời điểm xác định trong tương lai (Quyền chọn kiểu Mỹ).

- Quyền chọn bán: là công cụ tài chính đem lại cho người sở hữu nó được quyền

bán một loại hàng hóa hoặc tài sản cụ thể với mức giá nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai (quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc được quyền bán một lọai hàng hóa hoặc tài sản cụ thể với mức giá nhất định trong suốt thời gian trước một thời điểm xác định trong tương lai (Quyền chọn kiểu Mỹ).

- Ví dụ: quyền kiểu Mỹ chọn mua 100 cổ phiếu công ty IBM với giá thực hiện

34 quyền mua 100 cổ phiếu IBM với giá 50 USD vào bất cứ thời điểm nào cho đền hết ngày 01/01/2020.

- Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận mà theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này. Bên mua quyền có quyền được chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.

1.2.3.5 Hợp đồng hoán đổi a. Khái niệm

- Hợp đồng hoán đổi: là việc bán một ngoại tệ nhưng đồng thời ký hợp đồng mua

lại nó vào một thời điểm nào đó trong tương lai, hoặc mua một ngoại tệ nhưng đồng thời lại ký hợp đồng bán lại nó vào một thời điểm khác trong tương lai. - Mục tiêu của các hợp đồng loại này là cung cấp khối lượng phương tiện cần thiết

cho nền tài chính quốc tế.

b. Các loại hợp đồng hốn đổi khác

- Hợp đồng hoán đổi lãi suất: Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một

dịng lãi suất của mình lấy dịng lãi suất của đối phương. Ví dụ, một cơng ty đang vay nợ với lãi suất cố định có thể thực hiện hợp đồng hốn đổi với cơng ty khác trả lãi vay thả nổi.

- Hợp đồng hoán đổi tiền tệ: Trong hợp đồng này, hai bên trao đổi một khoản

tiền danh nghĩa với nhau để được tiếp cận với nguồn tiền mỗi bên mong muốn. - Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng: Đây là một cơng cụ tài chính bảo hiểm cho

những tài sản mang tính rủi ro. Bên mua hợp đồng chuyển rủi ro vỡ nợ tới công ty bảo hiểm hoặc nhà phát hành hợp đồng hốn đổi bằng khoản phí bảo hiểm. Ví dụ, hợp đồng hoán đổi liên quan ba bên bao gồm nhà đầu tư trái phiếu, công ty phát hành trái phiếu và nhà phát hành hợp đồng hoán đổi nợ xấu. Trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu thất bại trong việc thanh toán lãi suất và gốc khi đến hạn, nhà phát hành hợp đồng hốn đổi sẽ có nghĩa vụ thanh tốn cho nhà đầu tư.

35

Luyện tập 1:

X muốn mua một ngơi nhà vào thời điểm 01/01/2020, Y có một căn nhà và muốn bán vào cùng thời gian mà X mua. Hiện tại là 01/01/2019, Y thỏa thuận bán nhà cho X vào 01/01/2020 với giá 104.000$ theo hợp đồng kỳ hạn. Vì X mua nên X mong giá sẽ tăng trong tương lại, ngược lại Y muốn giá giảm. Biết vào thời điểm đáo hạn hợp đồng, giá thị trường ngơi nhà là 110.000$. Tính số tiền thu được của người bán và người mua.

Luyện tập 2:

Ngày 01/01/2019 công ty A bán cho công ty B 100.000 thùng dầu. Lượng hàng này được giao vào tháng 12/2020 theo hợp đồng tương lai với giá 65$/thùng. Tháng 12/2020, giá dầu lên 85$/thùng, A sẽ giao cho B 100.000 thùng dầu với giá 65$/thùng hoặc A phải thanh toán cho B số tiền chênh lệnh mà khơng phải giao dầu. Tính số tiền chênh lệch mà cơng ty A phải thanh tốn cho cơng ty B.

36

CHƢƠNG 2: THỊ TRƢỜNG VỐN VÀ THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ

Chương học này cung cấp những kiến thức căn bản về thị trường vốn và thị trường tiền tệ thông qua các nội dung về Khái niệm, chức năng và tổ chức hoạt động. Bài học cũng bao hàm việc phân tích mỗi quan hệ giữa rủi ro và lợi suất của các công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ và thị trường cổ phiếu

Sau khi học xong bài này, người học có thể:

- Trình bày được khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại về thị trường tiền tệ. - Trình bày được phương thức tổ chức hoạt động trên thị trường tiền tệ.

- Trình bày và phân tích được các lọai rủi ro và lợi suất của các công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ.

- Trình bày được khái niệm về thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu. - Nêu được chức năng của thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.

- Trình bày và phân tích được các lọai rủi ro và lợi suất của thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.

- Trình bày phương pháp cơ bản tính tốn giá cổ phiếu và trái phiếu và lợi tức của chúng.

- Tính tốn được giá cả và lợi tức của trái phiếu, cổ phiếu.

2.1 Thị trƣờng tiền tệ 2.1.1 Khái quát

2.1.1.1 Khái niệm thị trƣờng tiền tệ

Theo Luật ngân hàng Nhà nước năm 2010, tại

- Khoản 6 điều 6 quy định: “Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn”

- Khoản 7 điều 6 quy định: “Giao dịch ngắn hạn là giao dịch với kỳ hạn dưới 12

tháng các giấy tờ có giá.”

- Khoản 8 điều 6 quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ

giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”

- Vây ta có thể hiểu: “Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch, mua bán các cơng cụ tài chính ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể trong nền kinh tế và đảm bảo tính thanh khoản của các cơng cụ tài chính. Ngồi việc đáp

37 ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể phát hành chứng khoán, thị trường tiền tệ cịn là cơng cụ để thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lạm phát hoặc kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại của Ngân hàng trung ương.

2.1.1.2 Phân loại thị trƣờng tiền tệ

a. Phân loại theo cách thức tổ chức

- Thị trường tiền tệ sơ cấp: là nơi chuyên phát hành các loại trái phiếu mới của ngân

hàng, cơng ty tài chính, kho bạc... Thị trường tiền tệ sơ cấp thật sự là nơi tìm vốn của người phát hành trái phiếu và cung ứng vốn của người mua trái phiếu.

- Thị trường tiền tệ thứ cấp: chuyên tổ chức mua bán các loại trái phiếu đã phát

hành ở thị trường sơ cấp, nhưng lại mang tính chất chuyển hóa hình thái vốn. Tức là, trái phiếu có hình thái hiện vật cụ thể là máy móc, vật tư... bây giờ họ lại cần tiền, nghĩa là cần vốn dưới hình thái tiền tệ.

b. Phân loại theo công cụ nợ

- Thị trường vay nợ ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng dưới sự điều hành của ngân hàng trung ương.

- Thị trường trái phiếu ngắn hạn và thị trường các loại chứng từ có giá khác như: kỳ phiếu thương mại, khế ước giao hàng, tín phiếu của các cơng ty tài chính, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng...

2.1.1.3 Đặc điểm của thị trƣờng tiền tệ

Thị trường tiền tệ có các đặc điểm nổi bật sau đây:

- Thời gian luân chuyển vốn ngắn hạn: Công cụ của thị trường này là những món nợ vay hay các loại chứng khốn có thời gian đáo hạn dưới 1 năm.

- Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính trực tiếp. Đóng vai trị trung gian giữa những người vay và người cho vay là các ngân hàng thương mại.

- Các cơng cụ trên thị trường tiền tệ có độ an tồn tương đối nhưng thường mang lại lợi tức thấp.

2.1.1.4 Vai trò của thị trƣờng tiền tệ

- Thị trường tiền tệ là nơi cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế thơng qua việc mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn. Thị trường này là nơi mà các NHTM thực

38 hiện các hoạt động kinh doanh của mình, đáp ứng nhu cầu đi vay và cho vay của các khách hàng. Ngồi ra cịn giúp cho các NHTM điều tiết cơ cấu tỷ lệ dự trữ bắt buộc thơng qua việc mua bán tín phiếu,…

- Thị trường tiền tệ giúp cho NHTW thực thi các nghiệp vụ thị trường mở. Thông qua việc mua bán các chứng khoán ngắn hạn, NHTW điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thơng nhằm thực thi chính sách thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ để kìm hãm lạm phát hay thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

- Thị trường tiền tệ là kênh huy động vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, thông qua thị trường này, lượng vốn nhàn rỗi ngăn hạn trong nền kinh tế được huy động cũng như đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể trong nền kinh tế với các hình thức tín dụng ngắn hạn, chiết khấu, cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá.

2.1.1.5 Các chủ thể tham gia thị trƣờng tiền tệ

a. Chính phủ

Khi tham gia thị trường tài chính với 3 vai trị

- Người đi vay : thông qua phát hành các cơng cụ nợ. Khi chính phủ có nhu cầu vốn ngắn hạn để chi trả các khoản thiếu hụt trong ngắn hạn mang tính tạm thời, hoặc bù đắp bội chi ngân sách cũng như trả nợ nước ngoài.

- Người cho vay : Khơng mang tính kinh doanh, cho vay ưu đãi - Người quản lý, giám sát hoạt động của thị trường

b. NHTM hoặc các tổ chức tín dụng

Thực hiện việc huy động vốn thơng qua việc phát hành chứng chỉ tiền gởi. Chứng chỉ tiền gởi thường phát hành với mệnh giá lớn nên ít nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư cá nhân mà thường là các tổ chức mua cơng cụ này. Tính thanh khoản của chứng chỉ tiền gởi khá cao và vì thời hạn ngắn nên rủi ro thấp. NHTM hoạt động chịu sự giám sát của NHTW thông qua công cuộc dự trữ bắt buộc hoặc cơ chế thanh tra.

c. Cơng ty tài chính

Tham gia vào thị trường với các hoạt động đầu tư tài chính. Ngồi vốn tự có thì cịn huy động vốn thơng qua việc phát hành các trái phiếu, vay ngân hàng,.. Sau đó cơng ty tài chính sử dụng các vốn này để cho vay với các khoản vay nhỏ hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh, hoặc đầu tư vào bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán,…

39 Là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào tài sản tài chính hay các tài sản khác. Quỹ đầu tư hoạt động theo cơ chế gồm 3 thành phần:

 Người đầu tư góp vốn hình thành quỹ.  Cơng ty quản lý quỹ, điều hành quỹ.

 Ngân hàng giám sát bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ.

Quỹ đầu tư sử dụng vốn của mình để đầu tư vào các tài sản như: Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gởi, hợp đồng mua lại,…

e. Công ty bảo hiểm:

Là các trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện không mong đợi bao gồm Công ty bảo hiểm nhân thọ và Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn. Điểm khác biệt giữa 2 công ty bảo hiểm trên là mức độ khó khăn giải quyết chi trả cho người có hợp đồng bảo hiểm.

f. Cá nhân, tổ chức đòan thể xã hội

Hội đủ diều kiện pháp nhân và có thu nhập cũng tham gia thị trường tiền tệ nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vốn, giao dịch tiền tệ, mua bán các giấy tờ có giá với các NHTM.

2.1.1.6 Các công cụ giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ a. Tín phiếu kho bạc

Khái niệm:

Là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ, nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách tạm thời.

Đặc điểm:

- Là công cụ vay nợ ngắn hạn có tính lỏng cao nhất, tính lỏng dựa trên thời gian chuyển đổi nhanh; chi phí cho việc chuyển đổi phù hợp, được mua bán ráo riết nhất; - Độ an toàn cao : do kỳ hạn thanh tốn ngắn nên tín phiếu KBNN chịu mức giao động

giá tối thiểu, và do đó ít rủi ro. Cùng với việc chính phủ đảm bảo chi trả : Chính phủ tăng thuế hoặc vay tiếp hoặc phát hành tiền để trả nợ.

 Bởi hai đặc điểm trên mà tín phiếu kho bạc có lãi suất là thấp nhất trong hệ thống các công cụ vay nợ ngắn hạn.

40

 Lợi suất đầu tư tín phiếu thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm một năm theo công thức sau:

Trong đó:

SP: Giá bán tín phiếu. PP: Giá mua tín phiếu.

n: Số ngày nhà đầu tư giữ tín phiếu.

b. Chứng chỉ tiền gởi Khái niệm: Khái niệm:

Là giấy chứng nhận cho việc gửi tiền của các cá nhân hay tổ chức vào NHTM hoặc các tổ chức tín dụng khác và chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số các loại tiền gửi ngân hàng.

Đặc điểm:

- Chứng chỉ tiền gửi được mua đi bán lại ở thị trường thứ cấp tuỳ thuộc vào quy định của ngân hàng, điều kiện của các nước. Đến khi tăng khả năng cạnh tranh về việc huy động vốn các ngân hàng cho phép mua bán lại nó làm tăng tính lỏng.

- Chúng được mua đi bán lại vì trong thị trường có nhu cầu : khách hàng muốn bán lại mua vào phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau ( tiêu dùng, SXKD ), và có người mua lại chứng chỉ đó.

- Chứng chỉ tiền gửi được phát sinh bởi các NHTM, tổ chức tài chính khác và do các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế gửi tiền vào NHTM gửi vào các tổ chức tài chính khác nắm giữ.

c. Thƣơng phiếu

Thương phiếu : Bao gồm kỳ phiếu thương mại và hối phiếu.

Khái niệm

- Kỳ phiếu thương mại : Thực chất là một giấy ghi nhận nợ và nó được sử dụng

41 người mua chịu. Người giữ là người bán chịu với mục đích giữ khác nhau : giữ nó khi thời hạn đến sẽ nhận lại tiền từ người mua chịu.

- Hối phiếu: Là một mệnh lệnh địi tiền vơ điều kiện do người sản xuất, người bán,

người cung ứng dịch vụ... ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng, và yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác.

Đặc điểm:

Kỳ phiếu thương mại :

Có thể sử dụng nó để làm phương tiện thanh toán, phương tiện để tất tốn những khoản nợ của mình. Dùng nó để vay tiền ngân hàng, họ vay tiền ngân hàng dưới hình thức chiết khấu và cho vay tái chiết khấu. Người có kỳ phiếu thương mại bán kỳ phiếu đó cho NHTM và NHTM mua lại các kỳ phiếu thương mại của khách hàng bằng chênh lệch giữa kỳ phiếu thương mại với lợi tức chiết khấu.

Cơng thức tính lợi tức chiết khấu của kỳ phiếu thương mại:

Một phần của tài liệu Giáo trình thị trường tài chính Tài chính ngân hàng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)