Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 5. NỘI DUNG (Trang 31 - 35)

1.2.2.1. Những hạn chế

Một là, nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận lực lượng sư phạm ở

các trường SQQĐ về hoạt động rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên vẫn còn những hạn chế nhất định

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng rèn luyện kỹ

năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ hiện nay chưa đạt được kết quả như ý muốn. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ ở một số đơn vị, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý học viên, giảng viên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến quá trình rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên. Điều này đã được Đảng ủy Trường SQCT phản ánh trong Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020: “Ý thức trách nhiệm của một số

cán bộ còn hạn chế, chưa gương mẫu thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan, khoa, đơn vị có việc, có thời điểm chưa hiệu quả” [55, tr.4].

Qua khảo sát đối tượng học viên về sự hiểu biết kỹ năng GTPNN, có 28.33% cho rằng GTPNN là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi

được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm bảo đảm đạt kết quả cao trong hoạt động giao tiếp, 19.58% số học viên hiểu GTPNN là sự vận dụng đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo tất cả những thao tác của từng bộ phận trên cơ thể người nhằm đạt được mục đích giao tiếp [Phụ lục 4]. Chính từ những cách tiếp nhận khác nhau về kỹ năng GTPNN đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của quá trình nhận thức về nội dung của kỹ năng GTPNN.

Bên cạnh đó việc xây dựng, tạo sự thống nhất về nhận thức, phát huy tốt trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ của cấp ủy, chỉ huy các cấp đơi khi vẫn cịn tiến hành chưa thường xuyên, liên tục, chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ; do đó một số cán bộ, giáo viên các cơ quan, khoa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo có lúc cịn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ. Qua q trình điều tra khảo sát cho thấy, có 7.50% học viên đánh giá vai trò của việc rèn luyện kỹ năng GTPNN là “Không quan trọng” [Phụ lục 4], khi đánh giá về mức độ tổ chức rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ có 8.33% đánh giá ở mức “Trung bình”, 6.25% đánh giá “Chưa tốt” [Phụ lục 4]. Điều đó phản ánh kết quả cũng như thực trạng kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ, đây là vấn đề đặt ra ngày càng bức thiết đối với các tổ chức, các lực lượng tham gia vào quá trình rèn luyện. Điều này đã đặt ra yêu cầu đối với Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban giám hiệu Nhà trường phải quan tâm giáo dục nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu đào tạo, vai trò, tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ để hình thành nhu cầu, tính tích cực, tự giác của các lực lượng trong việc phát huy vai trị, trách nhiệm vào q trình rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên

Sự phối hợp giữa các cơ quan mà trực tiếp là Phòng Đào tạo, các khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên vào quá trình rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ cịn có lúc chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa thường xuyên, kịp thời và liên tục. Đặc biệt là trong việc thiết kế mục tiêu, nội dung và hình thức, phương pháp xây dựng và chuyển hóa vào trong quá trình đào tạo cũng như việc tổ chức quá trình xây dựng cho học viên trong thực tiễn. Qua khảo sát còn 11.33% cán bộ, giảng viên đánh giá sự phối hợp giữa các lực lượng sư phạm trong tổ chức hoạt động rèn luyện là “Chưa chặt chẽ”, 8.67% đánh giá “Không thực hiện” quá trình này [Phụ lục 3]. Do vậy chưa có sự thống nhất cao giữa các lực lượng để tổ chức các hoạt động một cách khoa học nhằm rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ.

Hai là, việc thực hiện một số nội dung, hình thức, phương pháp rèn

thiếu liên kết, hiệu quả chưa cao.

Mặc dù các chủ thể của quá trình rèn luyện đã nhận thức được mục đích, vai trị rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường SQQĐ, tuy nhiên vẫn chưa xác định rõ ràng, toàn diện hệ thống các kỹ năng GTPNN cần thiết phục vụ cho học viên, do đó một số nội dung, hình thức, phương pháp rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ còn thiếu liên kết, chưa thực sự đa dạng, phong phú.

Việc lựa chọn và thực hiện nội dung, hình thức và biện rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ tuy đã được đổi mới theo hướng đa dạng hóa, tuy nhiên, có những thời điểm việc thực hiện nội dung, hình thức, biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên vẫn còn chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao. Khảo sát về nội dung rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường SQQĐ ở nhóm đối tượng là học viên cho thấy: Có 14.17% học viên cho rằng, q trình học tập bản thân không thường xuyên rèn luyện “Kỹ năng sử dụng nét mặt biểu lộ cảm xúc vui mừng, buồn bã”; 10,83% học viên cho rằng chưa thường xuyên rèn luyện “Kỹ năng sử dụng nụ cười đúng lúc, đúng thời điểm”; 13.33% học viên chưa thường xuyên rèn luyện “Kỹ năng sử dụng ánh mắt biểu lộ sự thân thiện”; [Phụ lục 4]. Đối với đối tượng cán bộ, giảng viên cho thấy có 11,33% đánh giá khơng thường xun sử dụng nét mặt biểu lộ cảm xúc vui buồn, buồn bã trong giao tiếp, 12,00% không thường xuyên sử dụng ánh mắt thể hiện sự nghiêm khắc, 11.33% không thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng các cử chỉ thể hiện ý nguyện trong giao tiếp trong giao tiếp với học viên [Phụ lục 3].

Việc đổi mới các hình thức, phương pháp rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ chưa được quan tâm đúng mức, một số hình thức, phương pháp rèn luyện chưa được thực hiện thường xuyên. Việc xây dựng các vấn đề, tình huống học tập vẫn cịn chưa thực sự phù hợp, chưa sát với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ dạy học. Các tình huống có vấn đề được đưa ra thiếu rõ ràng, nhất quán không phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của học viên. Đây là nguyên nhân tạo ra sự chênh lệnh lớn về mức độ hình hành hệ thống các kỹ năng GTPNN trong dạy học của chính bản thân người học. Qua khảo sát cho thấy, 15.42% học viên chưa thường xuyên rèn luyện kỹ năng GTPNN thơng qua các hoạt động ngoại khóa; 11,25% chưa thường xuyên rèn luyện thơng qua hoạt động giảng tập; 10,42% chưa tích cực, tự giác tự bồi dưỡng, tự rèn luyện.

Ba là, nhận thức, trách nhiệm của một số học viên ở các trường

SQQĐ trong tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngơn ngữ cịn những hạn chế nhất định.

Mặc dù các chủ thể tham gia vào quá trình rèn luyện đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới nội dung chương trình, hình thức và phương pháp rèn luyện, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học viên nhận thức còn đơn giản về tầm quan trọng và sự cần thiết của quá trình rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ. Một bộ phận học viên chưa tích cực, tự giác, chủ động, nghiêm túc trong quá trình học tập, thái độ trách nhiệm chưa cao trong tự tổ chức hoạt động rèn luyện để hình thành các kỹ năng GTPNN. Nhiều yếu tố cấu thành kỹ năng GTPNN của học viên chưa thực sự cao, như khả năng vận dụng các cử chỉ, điệu bộ của cánh tay, gương mặt, ánh mắt, nụ cười, khoảng cách giao tiếp vào chính hoạt động giảng dạy, điều đó gây trở ngại lớn công hoạt động truyền thụ kiến thức của người giáo viên. Qua quá trình khảo sát về mức độ chuyển biến hoạt rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên các trường SQQĐ hiện nay ở nhóm đối tượng là học viên, có 8.75% số học viên được khảo sát “Ít chuyển biến”, 5.42% “Khơng có sự chuyển biến” [Phụ lục 4].

Qua trao đổi với CBQL, giảng viên và học viên ở các trường SQQĐ cũng như thực tiễn q trình dạy học, chúng tơi nhận thấy, q trình học tập trên lớp vẫn cịn một số học viên chưa tham gia tích cực vào các hoạt động dạy học của giảng viên, chưa thực sự “hợp tác” với giảng viên trong quá trình học tập, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến, trao đổi với giảng viên cũng như CBQL về các nội dung học tập. Một số học viên chưa nắm vững các phương pháp học tập, việc thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với nội dung, chương trình mơn học cịn chậm. Qua trao đổi trực tiếp với đội ngũ học viên chúng tôi nhận thấy một số học viên cho biết khó tiếp thu bài giảng do một số giảng viên phương pháp giảng dạy còn chưa linh hoạt, chưa thực sự vận dụng hiệu quả các phương tiện phi ngơn ngữ trong q trình dạy học, khi tham gia các hoạt động xemina, trao đổi, thảo luận và tình bày, phát biểu ý kiến, học viên cịn lúng túng, mất bình tĩnh, nhiều học viên nắm được kiến thức, song khó có thể trình bày ngắn gọc, súc tích, nội dung chưa thực sự thuyết phục. Điều này cho thấy việc áp dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong chính hoạt động học tập của học viên các trường SQQĐ còn nhiều hạn chế, bất cập.

Kết quả học tập của học viên trường SQQĐ mặc dù đã được nâng lên nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Chất lượng các lần thi, kiểm tra của học viên trường SQQĐ vẫn còn chưa cao. Số lượng học viên đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu qua các lần thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học phần, năm học còn cao. Kết quả tốt nghiệp của học viên trường SQQĐ trong những năm gần đây tuy đã có sự phát triển đáng kể nhưng vẫn chưa cao. Số liệu thống kê cho thấy Trường Sĩ quan Chính trị vẫn cịn có 0.56% học viên tốt nghiệp trung bình năm 2013, đến năm 2017 cịn 0.32%. Học viện Phịng khơng - Khơng qn là 3.86% học viên tốt nghiệp trung bình năm 2013, đến

năm học 2017 cịn 2.46% [Phụ lục 5].

Mặc dù q trình thực hiện việc rèn luyện kỹ năng GTPNN cho học viên đã đạt được những kết quả nhất định, song công tác rút kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, cịn học viên có biểu hiện ngại tiếp thu các ý kiến đóng góp, trao đổi giữa cán bộ chỉ huy đơn vị, các giảng viên cũng như chính bản thân đồng chí đồng đội nên một số thời điểm học viên lúng túng, thiếu tự tin trong quá trình giao tiếp, dẫn tới kết quả hoạt động giao tiếp chưa cao. Báo cáo Tổng kết năm học 2019-2020 của Trường Sĩ quan Chính trị chỉ rõ: “Một số

học viên ý thức trách nhiệm, tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện thấp; chậm chuyển đổi phương pháp học tập, còn hiện tượng học tủ, học lệch, học theo thời vụ” [59, tr.7].

Một phần của tài liệu 5. NỘI DUNG (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w