Việc phát triển thương mại điện tử là cả một q trình, cần có sự nỗ lực của rất nhiều cá nhân, tổ chức, của cả xã hội. Tuy nhiên, để mở rộng dịch vụ Mobile Banking đến nhiều khách hàng, Eximbank cũng cần có những nỗ lực nhất định để thúc đẩy nhu cầu sử dụng của khách hàng. Nhu cầu thương mại điện tử ở Việt Nam tuy còn ở mức thấp nhưng vẫn có tiềm năng nhất định. Theo Cục
thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, trong năm 2013, số lượng người sử
dụng internet ở Việt Nam chiếm 36% dân số và trong số đó có 57% có thực hiện các giao dịch trực tuyến. Trong đó, giá trị giao dịch mua hàng trực tuyến của một
người Việt Nam trung bình là 120 USD và loại hàng hố phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm. Một tín hiệu khá tích cực cho ngành thương mại điện tử của nước ta là tỉ lệ khách không hàng lịng chỉ chiếm có 4%. Trước hết,
Eximbank cần liên kết với những website thương mại điện tử lớn và có chính sách khuyến mãi cho khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking của Eximbank khi mua sắm trực tuyến tương tự như những chính sách với thẻ tín dụng…Lĩnh vực tập trung trước tiên có thể nhắm đến một số phân khúc khách hàng có nhu cầu nhiều hiện nay như quần áo, giày dép, mỹ phẩm…
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ3.3.1. Giải pháp về hành lang pháp lý 3.3.1. Giải pháp về hành lang pháp lý
Tuy đã có những nỗ lực nhất định trong việc xây dựng hành lang pháp lý đối với hoạt động thương mại điện tử nói chung. Tuy nhiên, các quy định vẫn còn ở mức chung chung, cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử trong đó có Mobile Banking vẫn chưa có khn khổ pháp lý cụ thể, hồn thiện để quản lý và phát triển dịch vụ này. Hiện tại, chưa có quy định pháp lý cụ thể đối với hoạt động tổ chức liên quan đến dịch vụ Mobile Banking, chủ yếu các ngân hàng tự xây dựng cơ chế hoạt động, cách thức quản lý dựa trên cơ sở quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định chung chung về thương mại điện tử, chữ ký số…
Hiện tại, trên thế giới nhiều nước đều đã có những quy định hành lang pháp lý cụ thể như Ấn Độ, Kenya, Philippines, Nam Phi. Hầu hết các nước này đều chú trọng đến những quy định pháp lý về mơ hình cách thức tổ chức Mobile Banking, trong đó chú trọng đến các mơ hình phi ngân hàng (non bank-led model) và mơ hình hợp tác giữa ngân hàng và cơng ty viễn thơng. Khi hoạt động này có liên quan đến cơng ty viễn thơng cần có cơ sở pháp lý cụ thể quy định quyền lợi, trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan, như công ty viễn thông chỉ được hưởng quyền lợi như một trung gian thanh tốn, nhận chi phí hoa hồng, cịn phí kinh doanh dịch vụ ngân hàng hay kinh doanh vốn trên tiền gửi cần phải được cấp phép, quy định giới hạn nhất định.
Mặt khác, cũng cần có những cơ chế, chính sách về thuế, phí dịch vụ thanh tốn để khuyến khích người dân sử dụng các cơng cụ thanh tốn điện tử, dần dần hạn chế việc sử dụng tiền mặt. Bước đầu, Chính phủ cũng đã có dự thảo về chính sách thanh tốn khơng dùng tiền mặt liên quan đến các giao dịch giá trị lớn như mua nhà, xe ô tô…Tuy nhiên, cũng cần đẩy nhanh tiến độ để đưa những
quy định này vào cuộc sống hằng ngày, dần tháo bỏ rào cản về thói quen thanh tốn tiền mặt của người dân.
Một vấn đề khác cần quan tâm là việc quản lý hoạt động tài chính, chống rửa tiền qua kênh Mobile Banking cần được quan tâm, cần có những quy định cụ thể như giới hạn số tiền giao dịch tối đa (hiện tại do các ngân hàng tự quy định, chưa có sự thống nhất, quy củ)...
Mặt khác, những quy định liên quan đến việc quản lý rủi ro khi giao dịch, quy định về quản lý thông tin của khách hàng đối với các ngân hàng, công ty viễn thơng cần có những quy định chi tiết để có cơ sở thực hiện, đồng thời tạo niềm tin cao hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Cần có những điều Luật cụ thể quy định về bảo mật thông tin cá nhân, về các biện pháp xử lý đối với tội phạm mạng…Hơn nữa, cùng cần có quy định, cơ chế hợp tác giữa cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng và cơ quan quản lý về viễn thông để phối hợp quản lý các dịch vụ liên quan đến Mobile Banking.