CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY SADACO
3.1 Phân tích thị trƣờng gỗ ở Việt Nam
3.1.1 Nguồn cung gỗ Việt Nam
Hiện nay với 13,3tr hecta rừng, độ che phủ 39% Việt Nam là nƣớc có nguồn gỗ nguyên liệu phong phú. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nhƣ khai thác bừa bãi, tăng cƣờng xuất khẩu gỗ nguyên liệu đã dẫn đến tình trạng ngành cơng nghiệp gỗ của nƣớc ta đang lâm vào tình trang thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng.
Năm 2007 khai thác gỗ với mức tăng rất nhanh với 10.65% so với năm 2006 ( khối lƣợng 3461.8 nghìn m3). Trong đó vùng khai thác nhiều nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với 1185.8 nghìn m3, chiếm 34.3% tổng khối lƣợng cả nƣớc. Từ năm 2008 đến nay, gỗ nguyên liệu dần cạn kiệt và những chính sách hạn chế khai thác của nhà nƣớc nên khối lƣợng khai thác tăng chậm dần chỉ từ 4.3% - 4.5%/năm.. Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc, Malaysia, Indonesia tăng rất mạnh, dƣới dạng gỗ tròn và gỗ xẻ bán thành phẩm. Khu vực tập trung thu mua lớn nhất tại các tỉnh Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Đồng Nai và một số tỉnh cao nguyên. Theo số liệu thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ các loại đã trên 1,5 tỉ USD,
tăng 32% so với cùng kỳ năm ngối. Vì thế, nguồn nguyên liệu chính cho ngành cơng nghiệp gỗ của Việt Nam từ dựa vào rừng tự nhiên nay đã chuyển sang nhập khẩu là chủ yếu (80% gỗ nguyên liệu cung cấp cho ngành xuất xứ từ nhập khẩu).
Qua thống kê cho thấy hiện nay Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu nhiều nhất từ Malaysia với giá trị luôn ở mức cao: năm 2007 là 143,238 nghìn USD, năm 2008 là 161,965 nghìn USD tăng so với năm 2007. Nhƣng từ năm 2008 đến nay giá trị nhập khẩu từ quốc gia này giảm nhẹ với 128,590 nghìn USD năm 2009 ( giảm 20,6% so với năm 2008), năm 2010 giá trị nhập khẩu tiếp tục giảm 11.2% so với năm 2009 ở mức giá trị 114,208 nghìn USD. Năm 2010 có sự thay đổi nguồn nhập khẩu gỗ từ Malaysia sang Lào dẫn đến việc giá trị nhập khẩu từ Lào năm 2010 tăng gần gấp đôi so với năm trƣớc và vƣợt qua cả giá trị nhập khẩu từ Malaysia. Cụ thể là năm 2010 gỗ nguyên liệu nhập từ Lào đạt 162,713 nghìn USD bằng 142% so với giá trị từ Malaysia, tăng 69.6% so với cùng kỳ năm 2009.
Cho đến ngày nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (hơn 114 triệu USD), Lào (hơn 162 triệu USD), Campuchia (hơn 44 triệu USD), Indonesia (hơn 19 triệu USD. Xét về tổng kim ngạch, theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm
2010 là 1.08 tỷ USD tăng 26.6% so với năm 2009. Trƣớc đó vào năm 2008 và 2009 tốc độ gia tăng chậm dần đến mức suy giảm xuống tới -15.45% so với năm trƣớc đó. Nguyên nhân là do tình trang kiểm sốt xuất nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các cơ quan chức năng, đòi hỏi chứng nhận xuất xƣ và các giấy tờ liên quan khác. Tuy nhiên hiện nay tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu gỗ tiếp tục tăng chứng minh răng thị trƣờng đồ gỗ đang sôi động, sản xuất đang gia tăng và cũng nói lên nỗi lo về nguồn nguyên liệu gỗ nƣớc ta đang ở mức báo động.