Giai đoạn thứ ba – trải nghiệm khi mua hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu SADACO tại thị trường nội địa (Trang 40)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY SADACO

2.3 Quy trình xây dựng và phát triển thƣơng hiệu

2.3.3 Giai đoạn thứ ba – trải nghiệm khi mua hàng

Ngƣời tiêu dùng cũng muốn thƣơng hiệu đƣợc chọn thể hiện sự am hiểu và sáng suốt trong lựa chọn của mình. Thƣơng hiệu giữ vai trị tƣợng trƣng cho chất lƣợng và sự bảo đảm, giúp đơn giản hóa các quyết định mua hàng rối rắm và là bằng chứng của giá trị. Nếu ngƣời tiêu dùng nhận biết đƣợc thƣơng hiệu thì họ có thể nắm bắt đƣợc lời hứa và hiểu các lợi ích do thƣơng hiệu này mang lại cho họ trong cuộc sống.

Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến trải nghiệm khi mua hàng ví dụ nhƣ màu sắc và hình dạng sản phẩm, giá cả và cách giao tiếp và tƣ vấn các nhân viên phục vụ và các nhà quản lý. Khách hàng tiếp xúc với thƣơng hiệu qua nhiều cách khác nhau, nhƣng dù chọn mua hàng ở bất kỳ nơi nào nhƣ tại của hiệu, qua internet, qua các

nhân viên bán hàng, một khi đã chọn thƣơng hiệu mình ƣa thích, ngƣời mua lúc nào cũng muốn sự trãi nghiệm của mình ln ln dễ chịu.

Trong giai đọan trải nghiệm mua, các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, và khách hàng sẽ cân nhắc xem liệu lời hứa thƣơng hiệu có xứng đáng với số tiền mà họ sắp phải chi ra hay không. Đây là ranh giới giửa khách hàng tiềm năng và khách hàng thật sự. Thƣơng hiệu cần phải vƣợt qua các đối thủ khác trong việc thu hút các khách hàng tiềm năng trở thành những khách hàng thật sự, nếu khơng vịng đời thƣơng hiệu sẽ sớm dừng kết thúc.

2.3.4 Giai đoạn thứ tư – trải nghiệm khi sử dụng

Trong giai đoạn này, thƣơng hiệu sẽ có thêm 2 cơ hội khác để thực hiện lời hứa của mình. Trƣớc hết là giai đoạn sử dụng. khi mua hàng, ngƣời mua đƣợc các nhân viên bán hàng hƣớng dẫn tận tình về những khó khăn có thể gặp phải. Nhƣng ngƣợc lại, sau khi đã mang những sản phẩm về nhà, những rắc rối khác có thể nảy sinh khi sử dụng

Ai cũng muốn có đƣợc những lợi ích về tính năng và cảm xúc khi mua bất kỳ mặt hàng nào. Các lợi ích về tính năng có thể là kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc, cho đến độ bền, chất lƣợng và hiệu suất hoạt động của sản phẩm. Chẳng hạn, khi mua một chiếc xe hơi

hạng sang đặc biệt, khách hàng nào cũng muốn sẽ có một sản phẩm bền bỉ và đầy đủ các tính năng cần thiết. Các lợi ích về tình cảm chính là tính an toàn, sự tự tin cùng những dấu hiệu về chất lƣợng và uy thế của thƣơng hiệu đƣợc chọn so với các thƣơng hiệu khác. Sản phẩm và dịch vụ phải luôn luôn đảm bảo rằng sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khi sử dụng dễ chịu. Tuy nhiên, các rắc rối vẫn có thể nảy sinh, trong trƣờng hợp nhƣ thế, liệu các khách hàng sẽ phải chờ trong vòng 30 giây hay phải mất đến 10 phút mới đƣợc sự tƣ vấn, hỗ trợ từ phía nhà sản xuất?

Cơ hội kế tiếp để có thực hiện lời hứa thƣơng hiệu chính là giai đoạn trải nghiệm dịch vụ trợ giúp. Giai đoạn này có ảnh hƣởng khơng nhỏ đến mối liên hệ với khách hàng và liên quan trực tiếp đến việc khách hàng có tiếp tục sử dụng thƣơng hiệu và nhận xét của họ với ngƣời thân. Thực hiện thành cơng dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng quan trọng không kém việc mang đến cho ngƣời tiêu dùng trải nghiệm khi mua dễ chịu và cần phải đƣợc nhìn nhận nhƣ một trong những hoạt động chính trong xây dựng thƣơng hiệu. Sau khi đã xây dựng đƣợc nhận biết thƣơng hiệu trong lòng khách hàng và mang đến cho họ những trãi nghiệm khi mua và sử dụng tích cực, các nhà quản lý cần phải làm gì để thƣơng hiệu tiếp tục phát triển trong lòng ngƣời dùng

2.3.5 Giai đoạn thứ năm – trải nghiệm khi là thành viên

Khi thƣơng hiệu đã đƣợc nhận biết, đƣợc nhiều ngƣời tin dùng, và khách hàng muốn gắn liền thƣơng hiệu với mình, khi đó thƣơng hiệu đã phát triễn đến một giai đoạn mới: trải nghiệm khi là thành viên

Lợi ích của việc trở thành một thành viên đƣợc các khách hàng đánh giá rất cao. Trong mắt họ, thƣơng hiệu sẽ đƣợc xem nhƣ những tên tuổi độc nhất, chất lƣợng và đƣợc ƣa chuộng. Khách hàng ln thích đƣợc chia sẽ những kinh nghiệm với những ngƣời cùng sử dụng thƣơng hiệu.

Các thƣơng hiệu cũng mong muốn đạt đến giai đoạn này vì nhờ đó họ có thể thu hút đƣợc một số lƣợng khách hàng trung thành, luôn sẵn sàng gạt những thƣơng hiệu khác cho dù chúng có tiện lợi hơn chăng nữa để chọn thƣơng hiệu mình tin dùng.

Khi thƣơng hiệu tạo ra những cơ hội cho khách hàng thể hiện tình cảm, hình thành những cung cách ứng xử chung, và làm cho khách hàng có cái nhìn chung về thế giới, khi ấy thƣơng hiệu đã tạo ra đƣợc những trải nghiệm khi làm thành viên – một đặc quyền mà bất kỳ khách hàng nào cũng muốn có đƣợc

Tuy nhiên, khơng có cơng thức chung nào giúp các thƣơng hiệu đạt đến giai đoạn sau cùng này. Tuy nhiên, tất cả điều có

chung một đặc điểm: tất cả đều là những tên tuổi hàng đầu trong 4 giai đoạn đầu. Họ xác định, chuyễn tải và thực hiện lời hứa thƣơng hiệu một cách vững chắc và từ đó thu hút đƣợc những khách hàng mục tiêu. Một điều rõ ràng các nhà quản lý thƣơng hiệu cần ghi nhớ là nếu không thành công trong việc định nghĩa thƣơng hiệu, truyền thông và tạo cho khách hàng những trải nghiệm khi mua và khi sử dụng tốt thì họ sẽ khơng bao giờ có đƣợc giai đoạn trải nghiệm khi làm thành viên

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU SADACO Ở THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA

3.1 Phân tích thị trƣờng gỗ ở Việt Nam

3.1.1 Nguồn cung gỗ Việt Nam

Hiện nay với 13,3tr hecta rừng, độ che phủ 39% Việt Nam là nƣớc có nguồn gỗ nguyên liệu phong phú. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nhƣ khai thác bừa bãi, tăng cƣờng xuất khẩu gỗ nguyên liệu đã dẫn đến tình trạng ngành cơng nghiệp gỗ của nƣớc ta đang lâm vào tình trang thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng.

Năm 2007 khai thác gỗ với mức tăng rất nhanh với 10.65% so với năm 2006 ( khối lƣợng 3461.8 nghìn m3). Trong đó vùng khai thác nhiều nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với 1185.8 nghìn m3, chiếm 34.3% tổng khối lƣợng cả nƣớc. Từ năm 2008 đến nay, gỗ nguyên liệu dần cạn kiệt và những chính sách hạn chế khai thác của nhà nƣớc nên khối lƣợng khai thác tăng chậm dần chỉ từ 4.3% - 4.5%/năm.. Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc, Malaysia, Indonesia tăng rất mạnh, dƣới dạng gỗ tròn và gỗ xẻ bán thành phẩm. Khu vực tập trung thu mua lớn nhất tại các tỉnh Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Đồng Nai và một số tỉnh cao nguyên. Theo số liệu thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ các loại đã trên 1,5 tỉ USD,

tăng 32% so với cùng kỳ năm ngối. Vì thế, nguồn ngun liệu chính cho ngành cơng nghiệp gỗ của Việt Nam từ dựa vào rừng tự nhiên nay đã chuyển sang nhập khẩu là chủ yếu (80% gỗ nguyên liệu cung cấp cho ngành xuất xứ từ nhập khẩu).

Qua thống kê cho thấy hiện nay Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu nhiều nhất từ Malaysia với giá trị luôn ở mức cao: năm 2007 là 143,238 nghìn USD, năm 2008 là 161,965 nghìn USD tăng so với năm 2007. Nhƣng từ năm 2008 đến nay giá trị nhập khẩu từ quốc gia này giảm nhẹ với 128,590 nghìn USD năm 2009 ( giảm 20,6% so với năm 2008), năm 2010 giá trị nhập khẩu tiếp tục giảm 11.2% so với năm 2009 ở mức giá trị 114,208 nghìn USD. Năm 2010 có sự thay đổi nguồn nhập khẩu gỗ từ Malaysia sang Lào dẫn đến việc giá trị nhập khẩu từ Lào năm 2010 tăng gần gấp đôi so với năm trƣớc và vƣợt qua cả giá trị nhập khẩu từ Malaysia. Cụ thể là năm 2010 gỗ nguyên liệu nhập từ Lào đạt 162,713 nghìn USD bằng 142% so với giá trị từ Malaysia, tăng 69.6% so với cùng kỳ năm 2009.

Cho đến ngày nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (hơn 114 triệu USD), Lào (hơn 162 triệu USD), Campuchia (hơn 44 triệu USD), Indonesia (hơn 19 triệu USD. Xét về tổng kim ngạch, theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm

2010 là 1.08 tỷ USD tăng 26.6% so với năm 2009. Trƣớc đó vào năm 2008 và 2009 tốc độ gia tăng chậm dần đến mức suy giảm xuống tới -15.45% so với năm trƣớc đó. Nguyên nhân là do tình trang kiểm soát xuất nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các cơ quan chức năng, đòi hỏi chứng nhận xuất xƣ và các giấy tờ liên quan khác. Tuy nhiên hiện nay tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu gỗ tiếp tục tăng chứng minh răng thị trƣờng đồ gỗ đang sơi động, sản xuất đang gia tăng và cũng nói lên nỗi lo về nguồn nguyên liệu gỗ nƣớc ta đang ở mức báo động.

3.1.2 Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Ngành chế biến gỗ và lâm sản là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Năm 2007, tốc độ tăng trƣởng của ngành tăng nhanh đáng kể, trung bình khoảng 24%- 25%/năm. Từ năm 2008 đến nay tốc độ tăng trƣởng của ngành đạt trung bình 30%/ năm. Nhƣ vậy ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vƣơn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nƣớc có khoảng trên 3000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu m3/năm, trong đó có 120 cơng ty chun sản xuất hàng ngoại thất và 330 cơng ty sản xuất và trang trí nội thất.

doanh và các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ Singapore, Italia, Đài Loan, Malaysia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD. Các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh T.P Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…, một số công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sơng Hồng nhƣ Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…

Nhìn chung quy mơ của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp đã chú trọng đầu tƣ mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất. Song song đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đã bắt đầu trang bị máy móc phục vụ cho sản xuất nhƣng khả năng tài chính hạn hẹp và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào trình độ tay nghề của ngƣời lao động nên quy mô sản xuất nhỏ, không đáp ứng đƣợc các hợp đồng xuất khẩu trị giá lớn. Tuy nhiên đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lƣợng và chất. Cả nƣớc có 342 làng gỗ mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn nhƣ Văn Hà (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đơng Giao (Hải Dƣơng), Đồng Minh (Hải Phịng), La Xuyên (Nam Định) Kim Bồng (Quảng Nam)…

có xu thế tập trung về những thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay ngay tại các làng nghề. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam khơng chỉ có chất lƣợng mà cịn vơ cùng phong phú về mẫu mã phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống, từ đồ trang trí nội thất nhƣ bàn, ghế, tủ, đèn… đến các loại tƣợng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp…, đã đƣợc đƣa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến các thị trƣờng lớn nhƣ Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, các nƣớc Châu Âu đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 30 triệu USD.

3.1.3 Nhu cầu của người tiêu dùng nội địa

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm đồ gỗ cho cả mục đích nhà ở và thƣơng mại tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Q trình đơ thị hóa nhanh, các dự án quy hoạch đơ thị đang triển khai – sẽ kéo theo nhu cầu cao đối với các sản phẩm đồ gỗ tới năm 2020, dự đốn tốc độ đơ thị hóa ở Việt Nam sẽ tăng 45,2%/năm so với tốc độ 27% hiện nay. Trong giai đoạn 2010- 2020, Việt Nam sẽ cần phát triển 364 triệu m2 nhà ở tại các thành phố, tƣơng đƣơng với gần 36 triệu m2/năm. Tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng này sẽ kích thích mạnh mẽ tới thị trƣờng nhà ở, do đó thị trƣờng đồ gỗ ở Việt Nam sẽ thực sự bƣớc vào giai đoạn phát triển ngoạn mục với nhu cầu sử dụng đồ gỗ nhƣ:

Lĩnh vực nhà ở: Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chƣơng trình cải tạo hạ tầng đô thị cho giai đoạn tới năm 2020 với tổng vốn đầu tƣ 90 tỷ đôla Mỹ, với mục tiêu nâng cấp các thành phố, xây dựng lại các khu dân cƣ cũ và các trung tâm đô thị.

Lĩnh vực thƣơng mại: Trên 95% diện tích của các khu văn phòng cho thuê tại cả Hà Nội và Tp. HCM đã đƣợc sử dụng. Trong 5 năm tới, tại Tp. HCM sẽ có thêm 500.000m2 văn phòng mới đƣợc đƣa vào sử dụng, tăng tổng diện tích văn phịng hiện nay lên 160%. Đồng thời, rất nhiều khu thƣơng mại mới và khu cơng nghiệp đang có kế hoạch đƣợc xây dựng xung quanh Tp. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngành khách sạn, nghỉ dƣỡng: Sẽ có thêm nhiều khách sạn hạng sang đƣợc xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế. Cơ quan quản lý ngành du lịch dự báo tới năm 2020 Hà Nội sẽ cần thêm 13.000 phòng tại các khách sạn từ 3-5 sao, và con số này tại Tp. HCM là 7.000 phịng. Việt Nam có đƣờng bờ biển dài và tuyệt đẹp, do đó nhiều khu vực đang đƣợc quy hoạch để phát triển du lịch nhƣ Cần Giờ, tỉnh Quảng Nam, Nha Trang, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đảo Phú Quốc, thành phố Đà Nẵng...

báo cho năm 2013 sẽ vƣợt 2,3 tỷ đơla Mỹ. Hiện có 4.215 qn bar, 1.189 sàn nhảy và 73 rạp chiếu phim ở Tp. HCM và Hà Nội. Với sức chi tiêu ngày càng tăng, dân số trẻ chiếm tỉ lệ lớn và sự hỗ trợ của chính phủ, nhiều khu vui chơi - giải trí tổng hợp sẽ đƣợc xây dựng trong tƣơng lai không xa.

Hạ tầng:Vụ Kết cấu Hạ tầng và Đô thị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ dự báo từ nay tới năm 2020 Việt Nam sẽ cần đầu tƣ trên 60 tỷ đôla Mỹ vào các dự án xây dựng đƣờng xá, sân bay, cảng biển và các mạng lƣới giao thơng cơng cộng khác.

3.1.4 Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gỗ trên thị trường trường

Theo Hội Mỹ nghệ và chế biến đồ gỗ TP HCM, kết quả một số cuộc khảo sát thị trƣờng cho thấy, có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nƣớc thuộc về doanh nghiệp Việt Nam, 80% còn lại với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm thuộc về các sản phẩm đến từ Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan... Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ việc các doanh nghiệp Việt Nam tập trung toàn lực khai thác thị trƣờng xuất khẩu với những đơn hàng lớn, sản xuất và chế biến theo mẫu mã định sẵn trên chất liệu gỗ đặc. Sản phẩm nội địa của các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu Việt chủ yếu là hàng tồn kho và đƣợc bán đi với mục tiêu thu hồi vốn. Vì vậy, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

Sau khủng hoảng kinh tế năm 2007 các doanh nghiệp Việt Nam đã quay lại thị trƣờng nội địa để tìm kiếm sự chắc chắn vƣợt qua khó

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu SADACO tại thị trường nội địa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)