- Trực tiếp làm chủ dự án (ngân hàng bán buôn), quản lý và cho vay tiếp toàn
e. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật Địa điểm xây dựng:
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện quy trình thẩm định tại Ngân hàng
Hiện nay có rất nhiều dự án thuộc các lĩnh vức khác nhau cần phải thẩm định vay vốn trong ngành ngân hàng. Có thể một ngày một cán bộ chuyên viên thẩm định có thể tiếp nhận rất nhiều hồ sơ và rồi để xem xét các hồ sơ này tốn rất nhiều thời gian và như vậy gây mất chi phí cơ hội cho khách hàng, Doanh nghiệp. Cần phải phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ chuyên viên thẩm định quản lý từng loại dự án để dẽ dàng quản lý thì quá trình quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không mới được đẩy nhanh. Do vây mà ngân hàng cần phải xây dựng quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho từng dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm tạo sự thuận tiện và hiệu quả trong việc áp dụng cho các cán bộ thẩm định.
Quy trình thẩm định cũng như tín dụng cần được thường xuyên cập nhật và thay đổi cho phù hợp với tình hình xung quanh, trong đó Ngân hàng cần phổ cập và tăng cường áp dụng những phương pháp, chỉ tiêu thẩm định tài chính DAĐT hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới và áp dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế ở Việt Nam và hệ thống Ngân hàng. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Các phương pháp
thẩm định hiện đại được trình bày rất phổ biến trong nhiều tài liệu khác nhau, nhưng vấn đề là lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp nào để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn.
Để xây dựng được qui trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện thì Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần phải đi sâu tìm hiểu những đặc trưng nổi bật, những yếu tố then chốt của dự án ngành thủy điện, từ đó xây dựng quy trình thẩm định riêng cho ngành thủy điện. Mặt khác cần phải tìm hiều những biến cố rủi ro có thể xay ra đối với dự án thủy điện từ đó đưa những biến cố đó vào trong việc phân tích rủi ro và độ nhạy của dự án trong quá trình thẩm định. Tuy nhiên, việc đưa ra một quy trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện không thể chỉ Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có thể quyết định được mà cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia và xin phép Chính Phủ trình duyệt thì mới có thể áp dụng được vào thực tế.
Bên cạnh đómột trong những tồn tại cần khắc phục của Ngân hàng là tình trạng hoạt động thẩm định DAĐT vẫn là sự thống nhất 2 ý kiến giữa phòng Quan hệ khách hàng và phòng Quản lý rủi ro. Mỗi phòng tiến hành công tác thẩm định một cách độc lập và lập 2 báo cáo thẩm định tách biệt. Tuy nhiên, do phòng Quan hệ khách hàng được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng xin vay vốn khi thẩm định, cho nên khó tránh khỏi việc đánh giá mang tính chủ quan. Trong khi đó, phòng Quản lý rủi ro dựa chủ yếu vào hồ sơ của khách hàng xin vay vốn, mà không được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Chính vì vậy, thường dẫn đến những kết luận không thống nhất, gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của công tác thẩm định DAĐT nói chung và công tác thẩm định DAĐT thủy điện nói riêng.
Do đó, Quy trình thẩm định của Ngân hàng cần phải được hoàn thiện, cụ thể hơn: Ngân hàng nên giao quyền chủ động cho phòng Thẩm định trong công tác thẩm định DAĐT. Đồng thời với việc trao thêm quyền cho phòng Thẩm định như vậy, Ngân hàng cần phải gắn quyền hạn đó với trách nhiệm để đảm bảo cho công tác thẩm định DAĐT nói chung và công tác thẩm định DAĐT thuỷ điện nói riêng ngày càng được nâng cao về chất lượng thẩm định.