Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án thủy điện nhỏ tại sở giao dịch iii - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86 - 93)

- Trực tiếp làm chủ dự án (ngân hàng bán buôn), quản lý và cho vay tiếp toàn

e. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật Địa điểm xây dựng:

2.3.2. Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù chất lượng của công tác thẩm định dự án ngành thủy điện đang ngày được nâng cao tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như sau:

Thứ nhất, về nội dung thẩm định:

Mặc dù công tác thẩm định nội dung dự án TĐN tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được chú trọng thực hiện đầy đủ trên tất cả các nội dung, nhưng đối với một số nội dung vẫn chưa đạt yêu cầu và còn nhiều hạn chế, cụ thể:

• Về thẩm định chủ đầu tư

Phần lớn các chủ đầu tư vay vốn đầu tư vào lĩnh vực thủy điện là các doanh nghiệp mới được thành lập từ nên việc xác định tình hình tài chính của các chủ đầu tư là hết sức khó khăn do không có báo cáo tài chính theo quy định. Hiện nay, tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để đánh giá khả năng góp vốn để thực hiện dự án, cán bộ thẩm định xem xét trên cơ sở tài liệu Nghị quyết của hội đồng quản trị về việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án và phương án góp vốn phù hợp với nghị quyết được thông qua. Việc đánh giá dựa vào những tài liệu trên là không đáng tin cậy, trong thực tế khi triển khai dự án một số chủ đầu tư không đủ hoặc việc sử dụng nguồn vốn tự có không đảm bảo theo đúng tiến độ đã cam kết nên dẫn đến việc thực hiện dự án bị kéo dài.

Do đặc điểm thị trường mua bán điện của Việt Nam chỉ có một đơn vị duy nhất là ENV mua nên cán bộ thẩm định thường không quan tâm phân tích đến thị trường mà chỉ xem xét dự án đã có tài liệu thỏa thuận đấu nối và thỏa thuận mua bán điện với EVN hay chưa. Trong thực tế, hiện nay Chính phủ đã thí điểm thực hiện cơ chế thị trường phát điện cạnh tranh và tiến tới thực hiện cơ chế này trong thời gian tới. Điều này yêu cầu khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải xem xét cân đối về nhu cầu điện năng và khả năng huy động công suất của toàn bộ hệ thống điện, từ đó xây dựng khả năng chào giá bán điện và công suất phát điện của dự án theo các thời điểm của cơ quan mua điện.

Một khó khăn nữa mà cán bộ thẩm định gặp phải là xác định khả năng của chủ đầu tư về việc đàm phán giá bán điện. Các điều khoản về giá bán điện của dự án chỉ được xác định khi hợp đồng mua bán điện được ký kết, trong khi đó giá mua điện của EVN sẽ thay đổi theo lộ trình giá điện do Chính phủ phê duyệt nên tại thời điểm thẩm định dự án sẽ rất khó xác định hiệu quả của dự thông qua giá bán điện.

• Về thẩm định khía cạnh kỹ thuật

Về khâu thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. Có thể nói, đây là một khía cạnh khá khó khăn đối với các NHTM nói chung và Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng, bởi lẽ các dự án TĐN đều là những DA có tính chất kỹ thuật phức tạp, trong khi đó đội ngũ cán bộ thẩm định bị hạn chế bởi trình độ, kinh nghiệm về lĩnh vực thủy điện. Mặc dù, Bộ Công nghiệp đã có quyết định về hướng dẫn thẩm định đối với các DAĐT thủy điện nhưng đó chỉ là những hướng dẫn về mặt tài chính nên vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Hiện tại, việc thẩm định kỹ thuật của dự án chỉ được thực hiện chủ yếu bằng cách nghiên cứu hồ sơ dự án và báo cáo thẩm định của các Bộ, ngành có liên quan.

Việc kiểm tra điện lượng của dự án cũng là một công việc hết sức khó khăn ngoài chuyên môn của cán bộ thẩm định, đây là yếu tố rất quan trọng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Tuy vậy, cán bộ thẩm định chỉ dựa theo kết quả của tư vấn thẩm tra do chủ đầu tư thuê nên kết quả tính toán chưa đảm bảo khách quan.

Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định cũng chưa lường hết được những khó khăn trong việc thực hiện dự án có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án như các

điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến công trình thủy điện, đặc điểm về địa chất – địa hình ảnh hưởng đến kết cấu và độ an toàn của công trình, hay như đặc điểm khí hậu thủy văn có ảnh hưởng tới việc vận hành đúng công suất thiết kế của nhà máy sau khi hoàn thành. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng chưa lường hết được khả năng chậm tiến độ ở một số dự án, bởi lẽ, việc thi công các dự án thủy điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như thời gian giải phóng mặt bằng, điều kiện thời tiết - khí hậu...và các yếu tố khách quan như khả năng huy động máy móc, nhân công để thi công công trình không phải lúc nào cũng thực hiện được vì xây dựng và thi công các công trình thủy điện, nhất là công trình lớn thì chỉ một số ít đơn vị có thể đảm nhiệm chứ không phải bất cứ nhà thầu nào cũng làm được. Do đó, việc yêu cầu có cam kết từ phía nhà thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng sẽ đảm bảo cho dự án được đưa vào vận hành đúng thời hạn.

• Về thẩm định tổng mức đầu tư

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định đã đưa được đầy đủ các khoản mục chi phí cần thiết của dự án, nhưng quá trình tính toán định mức chi phí còn thiếu và phân tích các khoản mục chi phí chưa sâu nên dẫn đến tổng mức đầu tư còn thiếu so với yêu cầu.

• Về thẩm định khía cạnh tài chính

- Những căn cứ để tính toán doanh thu còn thiếu hoặc không có cơ sở tin cậy, thể hiện ở cán bộ thẩm định không tính được khả năng phát điện của dự án, không dự báo được giá bán sản phẩm, mức độ phát huy công suất hàng năm. Quá trình tính hao hụt điện năng chưa chính xác ...để đưa ra những kết quả tính toán về doanh thu hợp lý.

- Dự án thủy điện đối mặt với rất nhiều rủi ro nhưng cán bộ thẩm định còn phân tích rủi ro còn sơ sài, mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện nhưng yếu tổ rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án mà chưa đưa ra được giải pháp để phòng tránh. Việc phân tích độ nhạy của dự án mới chỉ phân tích được 1 chiều trong lúc đó có nhiều yếu tố cùng tác động nên kết quả của việc phân tích chưa đáp ứng được yêu cầu.

• Phân tích tác động của đến kinh tế - xã hội chưa đẩy đủ

Đối với thẩm định dự án TĐN, việc phân tích nội dung kinh tế - xã hội là một nội dung quan trọng, tuy nhiên kết luận của cán bộ thẩm định chỉ mới dừng ở mức độ

đánh giá về đóng góp cho ngân sách địa phương, dịch chuyển cơ cấu ngành nghề địa bàn nơi xây dựng dự án... mà thiếu xem xét ở các góc độ khác như các tác động tiêu cực như: thay đổi về khí hậu thủy văn do tích nước và tác động lên dòng chảy của sông; tác động từ việc ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống dân cư... và các tác động tích cực như: bổ sung cho nguồn năng lượng quốc gia, việc tích nước giúp cắt lũ vào mùa mưa, dự trữ nước vào mùa hạn; xây dựng hạ tầng cho khu vực dự án bao gồm hệ thống đường giao thông, đường điện được nâng cấp tạo điều kiện cho phát triển kinh tế địa phương....

Nguyên nhân là do trong hệ thống phân tích kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay chưa được thống nhất và phổ biến, để lượng hóa được các chỉ tiêu này đòi hỏi phải có một mô hình chuẩn và cán bộ thẩm định chưa đủ khả năng để phân tích, tổng hợp.

Thứ hai, về qui trình thẩm định:

Quy trình thẩm định chưa đảm bảo được tính phối hợp và chưa xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bộ phận: Thẩm định song song qua hai bộ phận quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro khiến cho có sự ỷ lại trong quá trình thẩm định, bộ phận này cho rằng bộ phận kia sẽ thẩm định cẩn thận và nếu trong quá trình thẩm định lãnh đạo của bộ phận nào vắng mặt khi đi công tác không thể phê duyệt trên báo cáo thì sẽ gây ách tắc.

Việc tiến hành tuần tự các bước trong qui trình thẩm định chung cho tất cả dự án có quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết gây trở ngại cho nhà đầu tư ngành thủy điện nên đã xảy ra tình trạng có những dự án mang tính khả thi cao, cấp thiết vào thời điểm đó nhưng do gặp phải vấn đề hành chính, thủ tục nên khi được thẩm định và ra quyết định cho vay thì sự cấp thiết của dự án đã không còn nữa.

Thứ ba, về phương pháp thẩm định:

Cán bộ thẩm định đã áp dụng được đa dạng các phương pháp thẩm định trong quá trình phân tích đánh giá , nhưng việc áp dụng các phương pháp này còn hạn chế. Cụ thể, khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, số lượng các biến ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính dự án mà cán bộ thẩm định đưa ra chưa nhiều (thông thường là tổng mức đầu tư và khả năng phát điện) và các biến này chỉ được xem xét trong tình huống riêng rẽ không có sự liên kết tác động đồng thời dẫn đến việc kết quả đánh giá còn hạn chế. Việc lựa chọn xác suất xảy ra đối với từng biến cố xấu nhất để

từ đó tổng hợp ra kết quả phân tích hiệu quả dự án hoặc xem xét sự tác động của đồng thời các biến trong khoảng thay đổi liên tục từ đó đưa ra xác suất thành công của dự án là điều mà người đưa ra quyết định cho vay thường quan tâm nhất.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan:

- Hoạt động thẩm định dự án chưa mang tính chủ động.

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng nói chung và cho vay dự án nói riêng tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mới chỉ có sự định hướng bằng các chỉ tiêu tín dụng như tốc độ tăng trưởng hàng năm, hàng quý, tỷ trọng dư nợ theo dự án so với tổng dư nợ. Không phải lúc nào ngân hàng cũng chủ động tìm đến những ngành, những khách hàng hiệu quả mà chủ yếu khách hàng mang dự án đến và sau khi thẩm định thì ngân hàng mới chọn được các dự án để cho vay.

- Đội ngũ cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm thực tế:

Đội ngũ cán bộ thẩm định tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn chưa thực sự được tiếp xúc cận cảnh với thực tế của dự án. Hầu hết công tác thẩm định đều dựa trên những văn bản mà chủ đầu tư nộp cho Ngân hàng. Những đánh giá nhận định về dự án chỉ là những đánh giá trên giấy tờ, trên văn bản chứ chưa thực sự nắm bắt được tình hình thực tế nơi dự án sẽ thực hiện. Để thẩm định được tất cả các nội dung của dự án thì cán bộ thẩm định phải là người am hiểu tất cả các lĩnh vực chuyên ngành như xây dựng, thủy văn, kinh tế... Đó là điểm mà cán bộ thẩm định Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng cũng như cán bộ của hệ thống Ngân hàng nói chung đang vướng phải. Hầu hết cán bộ thẩm định của Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đều được tuyển dụng từ các trường Đại học kinh tế như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng... nên chỉ có thể nắm được các bước thẩm định về chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế xã hội chứ không thể am hiểu về quy trình xây dựng, về thủy văn, khí hậu của địa điểm xây dựng dự án. Do đó trong quá trình thẩm định vẫn còn tồn tại những điểm mà cán bộ thẩm định chưa thật sự nắm bắt được tường tận.

Xét về phương pháp thu thập thông tin của Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về thông tin chủ đầu tư dự án cũng như các thông tin liên quan đến dự án xin vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là do chủ đầu tư cung cấp nên vẫn xảy ra tình trạng thông tin không cân xứng và thiếu tin cây. Hầu hết các thông tin của ngân hàng nắm được đều là do khách hàng gửi đến chứ ngân hàng chưa có cách thu thập và sàng lọc thông tin từ nhiều nguồn ngoài nguồn cung cấp của khách hàng. Việc nắm bắt thông tin của khách hàng không cân xứng và thiếu tin cậy như thê gây rất nhiều cản trở cho công tác thẩm định, đôi khi dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch với thực tế rất nhiều gây thiệt hại cho Ngân hàng.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định còn thiếu thốn:

Hiện nay, Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã rất chú trọng phát triển công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng triển khai kế hoạch nâng cấp hệ thống mạng, tạo điều kiện cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Tuy nhiên, chưa có một chương tình phần mềm riêng phục vụ công tác thẩm định cần sử dụng chương trình Excel trên máy tính để tự tính toán nếu mất nhiều thời gian do đó chất lượng thẩm định chưa cao.

Nguyên nhân khách quan:

- Trình độ lập và thẩm định dự án của chủ đầu tư còn hạn chế:

Do yêu cầu về thủ tục về hồ sơ đối với thủy điện là rất nhiều nên hầu hết các hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư còn thiếu và sơ sài nên mết rất nhiều thời gian cho công tác bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Chất lượng lập dự án của chủ đầu tư còn thấp, thông tin số liệu ở nhiều dự án (kể cả cơ quan tư vấn chuyên nghiệp) có nhiều sai lệch, số liệu đưa ra thiếu logíc và không hợp lý; qua thực tế cho thấy nhiều dự án do các cơ quan tư vấn lập còn sơ sài về nội dung, số liệu tính toán phân tích bị gò ép có chủ đích mang tính chủ quan của nhà đầu tư tạo không ít khó khăn cho cán bộ thẩm định.

Chủ đầu tư cung cấp thông tin mang tính chủ quan, thiếu độ chính xác. Việc cung cấp thông tin của chủ đầu tư cho ngân hàng (nhất là thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp) phản ánh không đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp, thường che dấu những yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã gây nhiều

khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc xem xét, xác định và đánh giá thực trạng về dự án và chủ đầu tư, trong khi đó chưa có chế tài xử lý những hành vi cung cấp thông tin sai lệch của các chủ đầu tư, đồng thời có những quy định gắn trách nhiệm về mặt pháp lý của các bên cung cấp thông tin.

- Nhà nước chưa có một cơ quan chuyên trách trong việc thu thập, cung cấp thông tin trong nền kinh tế. Do đó, vai trò hỗ trợ cung cấp thông tin cho ngân hàng trong công tác thẩm định dự án còn hạn chế.

- Các khó khăn của các ngân hàng thương mại cũng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án thủy điện nhỏ tại sở giao dịch iii - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w