NHIỆT LUYỆN VÀ TINH CHỈNH THÉP TẤM

Một phần của tài liệu thiết kế bộ điều khiển phi tuyến bền vững, tối ưu bền vững cho hệ thống cán thép tấm (Trang 39)

Quá trình tinh chỉnh thép tấm tiến hành sau khi cán, bao gồm các nguyên công sau: nắn phẳng, làm nguội, cắt, nhiệt luyện, tẩy khuyết tật bề mặt và các nguyên công khác. Nhƣ vậy, để tinh chỉnh thép tấm cần nhiều loại thiết bị khác nhau. Đặc điểm, tính năng kỹ thuật của các thiết bị cũng nhƣ thành phần và phân bố thiết bị ở bộ phận tinh chỉnh phụ thuộc vào kiểu máy và chủng loại sản phẩm cán.

Ở các máy cán tấm, cơ cấu và sự phân bố thiết bị tinh chỉnh cho phép tổ chức dây chuyền làm việc một cách liên tục. Đối với các chủng loại chiều dày khác nhau, do thời gian làm nguội và thiết bị tinh chỉnh không giống nhau, nên dây chuyền làm việc đƣợc tổ chức riêng biệt cho mỗi loại chiều dày.

-40-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để tăng độ phẳng, thép đƣợc nắn sau khi cán. Nguyên công nắn thƣờng tiến hành ở trạng thái nóng, nhằm làm giảm lực nắn và ứng suất dƣ trong thép. Do đó, máy nắn nóng đƣợc đặt tiếp trên đƣờng băng lăn sau giá cán tinh. Nguyên công nắn nguội chỉ áp dụng đối với thép không qua nắn nóng và sau khi nhiệt luyện.

Để nắn phẳng thép tấm, ngƣời ta sử dụng máy nắn gồm hai giàn con lăn bố trí song song (hình 1.12).

Quá trình làm nguội thép tiến hành trong khi vận chuyển theo đƣờng băng lăn, sàn tải và trên giá làm nguội. Trên đƣờng băng lăn, thép đƣợc làm nguội bằng bụi nƣớc đến (600800)0C, sau đó chuyển đến máy nắn nóng. Sau khi nắn, thép tiếp tục đƣợc làm nguội trên sàn tải và trên các giá làm nguội.

Nguyên công kiểm tra chất lƣợng bề mặt thép đƣợc tiến hành khi thép đã nguội tại bàn kiểm tra, đƣợc trang bị máy lật tấm. Tiếp theo thép đƣợc chuyển đến bộ phận lấy dấu kích thƣớc và đến máy cắt.

Nhiệt luyện thép tấm đƣợc áp dụng rộng rãi nhằm tăng tính dẻo và hoàn thiện tổ chức hoặc nâng cao các đặc tính bền.

Thƣờng hóa là dạng nhiệt luyện phổ biến đối với thép tấm từ các mác thép cacbon và thép hợp kim thấp. Thƣờng hóa là quá trình nung thép đến nhiệt độ cao hơn điểm tới hạn trên khoảng (2030)0C, sau đó làm nguội ngoài không khí hay trong lò cho đến nhiệt độ thƣờng. Sau khi thƣờng hóa, thép có tổ chức hạt nhỏ và đƣợc khử biến cứng, do đó có tính dẻo và cơ tính tốt hơn.

Đối với thép tấm từ các mác thép cacbon và thép hợp kim thấp, có chiều dày lớn hơn 15mm, thay cho thƣờng hóa, ngƣời ta áp dụng dạng nhiệt luyện tôi kèm theo ram.

Đối với thép tấm từ các mác thép hợp kim, để tăng độ giãn dài tƣơng đối, giảm độ cứng và giới hạn bền, ngƣời ta áp dụng phƣơng pháp ủ.

Hình 1.12. Sơ đồ nắn phẳng thép tấm với hai giàn con lăn bốtrí songsong

-41-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thép tấm dày (1215)mm từ các mac thép các bon trung bình và thép cácbon cao có thể đƣợc nhiệt luyện hóa bền. Thép đƣợc nung tới (900920)0C và làm nguội trong nƣớc ở máy tôi ép, nhằm ngăn ngừa sự cong vênh. Sau khi nhiệt luyện hóa bền, độ bền của thép tăng (20 25)% trong khi độ dẻo của thép vẫn giữ đƣợc ở mức trung bình.

Để nhiệt luyện thép tấm, ngƣời ta dùng các lò có sàn con lăn, thép có thể nạp vào lò ở trạng thái nóng hoặc nguội.

Ngoài các dạng nhiệt luyện nêu trên, ngƣời ta còn áp dụng rộng rãi phƣơng pháp hóa bền nhiệt thép tấm từ nhiệt độ cán. Hóa bền nhiệt từ nhiệt độ cán là một dạng của phƣơng pháp gia công nhiệt cơ, dựa trên cơ sở kết hợp giữa quá trình nhiệt luyện và quá trình biến dạng dẻo.

Mức độ biến dạng trong lần cán cuối cùng, độ dày của thép, nhiệt độ cán lần cuối, nhiệt độ tôi, tốc độ làm nguội, nhiệt độ ram,…là các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến cơ tính của thép đƣợc hóa bền từ nhiệt độ cán. Thực tế cho thấy, mức độ biến dạng trong lần cán cuối cùng từ 10% đến 20% cho phép kết hợp các yếu tố khác để đạt đƣợc cơ tính tối ƣu của thép tấm dày.

Một phần của tài liệu thiết kế bộ điều khiển phi tuyến bền vững, tối ưu bền vững cho hệ thống cán thép tấm (Trang 39)