KHO BẠC NHÀ NƯỚC
3.1. Phương hướng hoạt động và phát triển của các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Kho bạc Nhà nước đến năm
thu thuộc Kho bạc Nhà nước đến năm 2020
Chiến lược phát triển chung của Kho bạc Nhà nước đó là: Xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.
Căn cứ vào chiến lượng phát triển chung của ngành các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thuộc Kho bạc Nhà nước xây dựng định hướng hoạt động và phát triển của đơn vị mình đến năm 2020.
* Trường nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước::
Nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận kiến thức đổi mới, hiện đại. Đảm bảo đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng và phương pháp làm việc chuyên nghiệp, có hiệu quả cao cho công chức hệ thống Kho bạc, đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của KBNN
Xây dựng được nội dung và chương trình đào tạo toàn diện, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực nguồn nhân lực cho ngành; đội ngũ giảng viên và quản lý mạnh, cơ sơ vật chất và phương tiện học tập tốt. Xây dựng được khung chương trình đào tạo nghiệp vụ kho bạc cho các loại công chức và tiến hành thực hiện từng bước chương trình đó, Đảm bảo công chức KBNN đều được đào tạo, bồi dưỡng tại Trường.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học: ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học có đóng góp tích cực trong việc phục vụ yêu cầu của ngành và của nền kinh tế. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Khuyến khích, đa dạng hoá các kênh, hình thức xã hội hoá kết quả nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp:
+ Phát triển hệ thống các trung tâm tư vấn, dịch vụ làm cơ sở cho việc thành lập các công ty, doanh nghiệp.
+ Quản lý thống nhất hoạt động dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn, đặc biệt quan tâm quản lý nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng. Mở rộng hoạt động tư vấn dịch vụ cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để tăng nguồn thu sự nghiệp.
- Hoạt động hợp tác quốc tế:
+ Tiếp tục mở rộng quan hẹ hợp tác với các tổ chức, đơn vị ngoài nước. Đa dạng hoá các hình thức liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phát triển các mô hình liên kết đào tạo với các trường, viện ngoài nước.
+ Triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác đào tạo theo chương trình hợp tác của Bộ với cả nước.
+ Tăng cường khai thác các dự án tài trợ của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu.
+ Xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại, đặc biệt xây dựng trụ sở đào tạo tại khu đô thị đại học, với quy mô lớn, đầy đủ hệ thống giảng đường, phòng thực hành, khu giáo dục thể chất, khu ký túc xá….
+ Đối với công tác quản lý tài chính theo hướng thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính. Tập trung thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, thực hiện thuê, khoán kinh phí cho một số đơn vị, bộ phận, mở rộng các hình thức dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học có thu phí
+ Phấn đấu tăng nguồn thu sự nghiệp, phát triển theo mô hình đơn vị sự nghiệp đảm bảo kinh phí hoạt động