Cơ chế quản lý tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc kho bạc nhà nước (Trang 45 - 50)

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

2.2.Cơ chế quản lý tài chính

Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Kho bạc Nhà nước thực hiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp và Quyết định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

Thực hiện quản lý tài chính tại đơn vị theo hướng dẫn tại Quyết định số 938/QĐ-BTC ngày 07/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

Một số nội dung chính trong cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị này cụ thể như sau:

* Xây dựng và quyết định phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Kho bạc Nhà nước, thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trình Kho bạc Nhà nước là đơn vị quản lý tài chính cấp trên trực tiếp xem xét, thẩm định. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính (Vụ Kế hoạch tài chính).

* Xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ

- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu tự chịu trách nhiệm xây dựng và quyết định ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp.

- Trường hợp đơn vị xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có quy định cơ chế đặc thù và vượt thẩm quyền quyết định, thủ trưởng đơn vị phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên là Kho bạc Nhà nước xem xét, có ý kiến thống nhất trước khi ban hành.

* Quy định về quản lý nguồn tài chính đối với các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu

- Nguồn kinh phí:

+ Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp.

vụ Nhà nước giao; Kinh phí ngân sách Nhà nước giao để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên, bao gồm: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm; Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng; Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có); Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí khác (nếu có).

+ Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ: Thu hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của và khả năng của đơn vị.

++ Đối với Trường Nghiệp vụ Kho bạc thu từ hoạt động dịch vụ bao gồm: Thu từ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hoạt động dịch vụ với các tổ chức trong và ngoài nước; Thu từ hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo, bồi dưỡng; Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ; Thu từ các hoạt động dịch vụ hợp pháp khác.

++ Đối với Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia thu từ hoạt động dịch vụ bao gồm:

Thu từ các hoạt động phát hành báo, tạp chí, ấn phẩm; thu từ các hoạt động đăng quảng cáo trên báo, tạp chí với các tổ chức trong và ngoài nước; Thu từ hoạt động liên doanh, liên kết trong hoạt động phát hành báo, tạp chí, ấn phẩm; Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ; Thu từ các hoạt động dịch vụ hợp pháp khác (nếu có).

Pháp luật.

+ Nguồn khác, bao gồm: Nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn tham gia liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Nguồn thu từ khấu hao, thanh lý TSCĐ.

- Quản lý nguồn các thu:

Đơn vị phải theo dõi chi tiết thu, chi, hạch toán riêng từng hoạt động dịch vụ. Sau khi quyết toán năm được cơ quan quản lý tài chính cấp trên là Kho bạc Nhà nước phê duyệt, phần chênh lệch thu lớn hơn chi các hoạt động dịch vụ nêu trên đơn vị thực hiện trích Quỹ, chi trả tiền lương tăng thêm theo quy định.

* Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Kho bạc Nhà nước

- Chi thường xuyên

+ Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành, dịch vụ công cộng, văn phòng phẩm, các khoản chi nghiệp vụ, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

- Chi cho các hoạt động dịch vụ gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành, nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định, chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức, chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác theo tích chất đặc thù

của từng đơn vị như chi hoa hồng môi giới thực hiện hợp đồng khai thác dịch vụ, chi hoa hồng môi giới quản cáo, chi, chi nhuận bút, chi phát hành qua các đại lý.

* Quy định về quản lý tài sản nhà nước: thực hiện theo Quyết định số

202/2006/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 quy định chế độ trích khấu hao tài sản cố định.

* Một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp có thu phải thực hiện theo quy định của nhà nước: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe tô

tô; Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; Tiêu chuẩn, định mức trạng bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; Chế độ công tác phí nước ngoài; Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế tại Việt Nam; Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối với dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

* Chế độ báo cáo hàng năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định kỳ hàng năm Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên là Kho bạc Nhà nước về kết quả thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trước ngày 31/1 năm sau

- Cơ quan Kho bạc Nhà nước tổng hợp báo cáo của đơn vị gửi Vụ Kế Hoạch - Tài chính, Bộ Tài chính trước ngày 15/2 năm sau để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc kho bạc nhà nước (Trang 45 - 50)