CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.3.2 Các giải pháp từ phía Nhà nước
Chính sách về thuế:
Ở Việt Nam chính sách nhập khẩu hiện nay vẫn còn bất hợp lý trong việc đánh thuế nhập khẩu. Để khắc phục những bất hợp lý này nhà nước cần phải quy định cụ thể, chính xác tên hàng, mức thuế, nhà nước quản lý bằng hạn ngạch hay bằng giấy phép để công ty làm cơ sở ký kết hợp đồng và khai báo hải quan, tính thuế. Đồng thời nhà nước nên có chính sách ưu tiên về thuế, đầu tư định hướng phát triển đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng và yêu cầu mới của đất nước trong hiện tại và trong tương lai.
Quản lý ngoại tệ và các chính sách về tỷ giá:
Cơng ty khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu nếu bán ngoại tệ cho ngân hàng thì sẽ bị thiệt do tỷ giá mua vào của các ngân hàng thường thấp hơn giá thị trường. Cịn nếu cơng ty muốn mua ngoại tệ thì lại phải mua ở mức giá cao hơn mức giá thị trường . Do đó nhiều doanh nghiệp đã bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu mà không qua ngân hàng trung gian làm cho việc quản lý ngoại tệ của nhà nước gặp nhiều khó khăn
Để khắc phục tình trạng này nhà nước cần có sự quản lý ngoại tệ phù hợp với một tỷ giá ngoại hối tương đối sát với thị trường và khoảng cách chênh lệch giữa mua và giá bán là tối thiểu nhất. Đồng thời nhà nước cần dành một số ngoại tệ cho ngân hàng ngoại thương vay để làm vốn kinh doanh và điều chỉnh tỷ giá thị trường ổn định. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới thường xun thanh tốn qua ngân hàng và hạn chế được tình trạng mua bán ngoại tệ với nhau.
Cải cách thủ tục hành chính và ban hành các chính sách văn bản hợp lý: Thủ tục hành chính của Việt Nam hiện nay ở Việt Nam vẫn còn hạn chế đặc biệt là thủ tục về xuất nhập khẩu. Ví dụ nh thủ tục hải quan: Cơng tác kiểm tra hồ sơ hải quan cịn rườm rà do phải qua nhiều thủ tục kiểm tra giấy tờ cũng nh kiểm tra hàng hoá. Cho nên nhà nước cần nghiên cứu giảm các thủ tục khi nhập khẩu để tránh phiền hà, tạo sự thơng thống trong hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thiểu thời gian và chi phí khơng cần thiết.
Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp:
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tìm kiếm và lựa chọn thơng tin về thị trường, về bạn hàng. Mà đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thì việc này lại càng quan trọng hơn. Một trong những nguồn thông tin được các doanh nghiệp đặc biệt chú ý bởi nó có độ tin cậy cao đó chính là nguồn thơng tin từ lãnh sự qn Việt Nam tại nước ngồi. Bởi vậy, nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về thơng tin thị trường thông qua các tổ chức lãnh sự quán, các tổ chức xúc tiến thương mại từ nước ngoài hoặc bằng cách giảm cước thuê bao dịch vụ Internet...
TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Dỗn Kế Bơn ( Chủ biên): Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trường Đại học Thương mại, NXB Chính trị - Hành chính.
2. Nguyễn Hữu Thân (1991): Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
3. Nguyễn Anh Tuấn ( 2006 ): Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội.
4. Nguyễn Thị Bộ_HMQ1_K5, Khoa Thương Mại Quốc Tế, GVHD Th.S Lê Việt Nga, Luận văn “Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy móc từ thị trường Nhật Bản của Cơng Ty TNHH Ơ Tơ Đơng Phong”, 2010.
5. Incorterm 2000.
6. http://www.imf.org (Quỹ tiền tệ quốc tế)