CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2 Thực trạng rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phầ nô tô
3.2.2.4 Mua bảo hiểm hàng hóa
Phần lớn các hợp đồng nhập khẩu linh kiện ô tô của công ty cổ phần ô tô An Hưng đều mua theo điều kiện CIF. Vì vậy, trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa là thuộc về bên đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp rủi ro xảy ra đối với hàng hóa là lớn thì cơng ty phải mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Nếu mua bảo hiểm công ty thường xuyên mua của công ty bảo hiểm Bảo Việt-Việt Nam và thời gian là kể từ khi bên bán xếp hàng lên tàu hoặc ngay sau khi mở L/C. Khi muốn mua bảo hiểm, công ty sẽ cử người đến gặp các khai thác viên của công ty Bảo Việt. Các khai thác viên này sẽ hướng dẫn cán bộ của công ty làm giấy yêu cầu bảo hiểm (Giấy in sẵn của Bảo Việt) và chuẩn bị hợp đồng để công ty ký với Bảo Việt. Thủ tục bảo hiểm gồm có: Giấy yêu cầu bảo hiểm và các chứng từ kèm theo như: Vận đơn, hoá đơn, phiếu đóng gói, L/C... Sau đó cơng ty bảo hiểm sẽ cấp cho công ty một đơn bảo hiểm dựa vào giấy u cầu bảo hiểm mà cơng ty đã đệ trình.
3.2.2.5 Làm thủ tục thanh tốn.
Trong thanh tốn quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: Phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ...
Trong số các phương thức thanh tốn trên, cơng ty An Hưng thường sử dụng phương thức thanh tốn bằng L/C trả ngay và khơng huỷ ngang. Khi người bán thông báo giao hàng, đồng thời thông báo đã gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C. Công ty xem xét lại các bộ chứng từ này đã hợp với hình thức và nội dung của hợp đồng như L/C chưa. Bộ chứng từ thơng thường gồm có: Hố đơn thương mại, vận đơn gốc, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phẩm chất, sơ đồ xếp hàng...
Sau khi bộ chứng từ này đã được công ty và ngân hàng mở L/C xem xét, kiểm tra thấy phù hợp với L/C thì cơng ty sẽ chấp nhận thanh tốn và làm thủ tục trả tiền cho ngân hàng.
Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ quan trọng và phức tạp của quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Cơng ty. Do đó, rủi ro thường xuyên xảy ra trong khâu thanh tốn. Một trong những lo ngại lớn nhất của Cơng ty là thanh tốn rồi nhưng khơng nhận được hàng hóa như cam kết. Rủi ro thanh tốn mà Cơng ty thường gặp phải là:
Bên xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ: không giao chứng từ cho công ty, người bán giao chứng từ nhưng khơng phù hợp, phía cơng ty khơng nhận được hàng mà vẫn phải trả tiền, người bán lập bộ chứng từ giả để lấy tiền mà không giao hàng...
Một thực tế nữa là cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, phương thức thanh toán bằng các chứng từ điện tử ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở các nước phát triển. Do đó, khi Cơng ty cổ phần ơ tơ An Hưng làm ăn với các đối tác ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với khơng ít rủi ro phát sinh từ phương thức này do nguy cơ giả mạo, sai lệch, tiết lộ thông tin rất cao, đặc biệt khi khung pháp cho giao dịch điện tử ở Việt Nam được xây dựng nhưng chưa chặt chẽ và trình độ hiểu biết của nhân viên trong lĩnh vực này con khá khiêm tốn.
Cũng giống như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác, Công ty lựa chọn phương thức thanh toán bằng L/C do những ưu điểm của nó là an tồn và tương đối công bằng cho cả hai bên bán và mua. Tuy nhiên, L/C cũng chứa nhiều nguy cơ rủi ro cho Cơng ty trong q trình thực hiện nghĩa vụ phức tạp.
Một rủi ro điển hình trong thanh tốn quốc tế mà Cơng ty gặp phải nữa đó là rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái.
Lĩnh vực tiền tệ ở Việt Nam, trong đó tỷ giá hối đối là một mảng quan trọng và được coi là lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự biến động của tỷ giá hối đối có thể đem lại lợi ích cho một thương vụ xuất khẩu và gây ra thiệt hại cho một thương vụ nhập khẩu và ngược lại. Tuy nhiên, sự biễn đổi quá nhanh của tỷ giá hối đối ln là nguy cơ rủi ro lớn cho mọi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Công ty Cổ phần ô tô An Hưng chủ yếu sử dụng đồng USD để thanh tốn cũng như tính giá trị của các giao dịch nhập khẩu. USD là một trong những đồng tiền có giá trị nhất hiện nay để thanh tốn. Tuy nhiên, sự biến động về tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VNĐ cũng đã làm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và Cơng ty cổ phần ơ tơ An Hưng nói riêng chịu những thiệt hại tương đối lớn.
Biểu đồ 3.2: Tỷ giá danh nghĩa USD/VNĐ theo quý giai đoạn 2008-2012
(Nguồn:IMF)
Nhìn chung, trong giai đoạn từ quý I năm 2008 đến quý III năm 2012, tỷ giá USD/VNĐ liên tục tăng: đầu năm 2008, tỷ giá USD/VNĐ là 16302,250 thì đến năm 2009 tăng lên 17065,083, năm 2010 là 18612,917, năm 2011 là 20509,750 và đến quý III năm 2012 là 20828.000. Điều này thường gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung vì họ phải trả một số tiền tương đương đồng nội tệ lớn hơn.
Tỷ giá là một chỉ tiêu nhạy cảm, nó biến động từng ngày. Giả sử, một thương vụ có chu kỳ kinh doanh khoảng 3 tháng, tốc độ tăng tỷ giá là 1%/tháng, với 1 triêu USD nhập khẩu, thiệt hại có thể lên đến 400 triêu đồng.
3.2.2.6 Làm thủ tục hải quan.
Thủ tục hải quan là một công cụ để quản lý các hoạt động buôn bán theo pháp luật của Nhà nước để ngăn chặn buôn lậu. Bởi vậy, sau khi thực hiện các bước nêu trên, để chuẩn bị cho việc nhận hàng, công ty tiến hành mở tờ khai hải quan để thực hiện thủ tục hải quan khi hàng hố về đến cảng. Cơng ty sử dụng mẫu tờ khai hải quan hàng nhập khẩu năm 2002 màu xanh nhạt có Giám Đốc ký và đóng dấu để làm thủ tục thơng quan hàng hố. Trong tê khai hải quan cơng ty tù khai đầy đủ, chính xác các chi tiết về bộ linh kiện xe máy mà công ty nhập khẩu để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ
tục giấy tờ. Nội dung của tờ khai hải quan bao gồm những mục nh: Loại hàng, tên hàng, số lượng, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất xứ...
Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận và cho đăng ký tê khai thì họ sẽ tiến hành kiểm tra hàng hố nhập khẩu của cơng ty. Hàng hố được tổ chức sắp xếp một cách trật tự có hệ thống tại nơi xếp hàng. Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra trọng lượng, số lượng hàng xem có phù hợp với tờ khai hay không, kiểm tra sự sắp xếp hàng hoá trong Container, kiểm tra trong từng kiện hàng xem có đúng với chủng loại hàng mà cơng ty đã khai trong tê khai hay không chứ hải quan không kiểm tra chất lượng hàng hố nhập khẩu. Những chi phí phát sinh trong q trình làm thủ tục hải quan như chi phí cho cơ quan hải quan mở, đóng, xếp các kiện hàng , thùng hàng... được cơng ty thanh tốn vào chi mua hàng.
Sau khi đã kiểm tra hàng hoá, hải quan sẽ tiến hành tính lại số thuế mà cơng ty đã tự tính để xem có đúng với lơ hàng hay không. Sau tất cả các thủ tục trên, công ty tiến hành nộp đủ thuế gồm thuế nhập khẩu, thuế VAT (Nếu có), cùng các khoản lệ phí thơng quan và tiến hành giải phóng hàng khỏi cảng dưới sự giám sát của hải quan. Hoàn thành thủ tục hải quan, cơ quan hải quan sẽ giao lại cho nhân viên của công ty bộ hồ sơ gồm: Tờ khai hải quan; Thông báo nộp thuế và các khoản lệ phí; Biên lai nộp lệ phí.
Những u cầu của cơ quan hải quan có tính pháp lý, cưỡng chế doanh nghiệp phải thực hiện mà khơng có quyền khiếu nại. Nếu có hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.