CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.1 Quan điểm và phương hướng cơ bản về hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả
quả của quá trình thực hiên hợp đồng xuất nhập khẩu.
4.1.1 Sự cần thiết và lợi ích của các biện pháp hạn chế rủi ro.
Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là việc làm hết sức cần thiết đối với an toàn trong kinh doanh của Công ty. Các biện pháp hạn chế rủi ro không những đảm bảo hiệu quả kinh doanh của một thương vụ mà còn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự cần thiết phải thiết lập các biện pháp hạn chế rủi ro được thể hiện ở các mặt sau:
Một là, mục tiêu của Công ty khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu là nhằm thu được lợi nhuận tối ưu. Để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải tiến hành dồng thời hai biện pháp: tăng doanh thu và giảm chi phí. Tăng doanh thu thường địi hỏi phải tăng quy mơ của hợp đồng, đến lượt nó, việc tăng quy mơ lại hàm chứa những nguy cơ rủi ro lớn cho quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó, cách thứ hai là giảm chi phí, trong đó có các chi phí xử lý rủi ro tỏ ra chủ động hơn và đem lại hiệu quả kép cho Công ty là giảm chi phí và tăng độ an tồn. Vì vậy, tất yếu phải có biện pháp hạn chế rủi ro, tổn thất.
Hai là, rủi ro gây thiệt hại nặng nề về tài sản, con người và đôi khi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý về tài sản đối với các đối tác mà đôi khi trách nhiệm pháp lý này con gây hậu quả nghiêm trọng hơn cả những thiệt hại về tài sản.
Hạn chế rủi ro là biện pháp nhằm làm cho rủi ro ít xảy ra và nếu xảy ra cũng ít nghiêm trọng. Với ý nghĩa đó, hạn chế rủi ro làm tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách giảm chi phí trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới rủi ro.
Hạn chế rủi ro cũng góp phần tăng uy tín Cơng ty trên thị trường.
Ngồi ra, hạn chế rủi ro cịn là cơ sở để Công ty chấp nhận mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận lớn hơn trong một số lĩnh vực kinh doanh có nguy cơ rủi ro cao.
Hạn chế rủi ro làm cho môi trường kinh doanh được cải thiện, loại trừ nhiều nguy cơ rủi ro cao, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Như vậy, các biện pháp phịng ngừa, hạn chế rủi ro góp phần biến cơ hội kinh doanh thành kết quả hiện thực, giúp Công ty chớp được thời cơ trong kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa nhưng an toàn.
4.1.2 Quan điểm, phương hướng của Công ty cổ phân ô tô An Hưng về hạn chế rủiro trong kinh doanh xuất nhập khẩu. ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
4.1.2.1 Quan điểm của Công ty cổ phần ô tô An Hưng về hạn chế rủi ro trong kinhdoanh xuất nhập khẩu. doanh xuất nhập khẩu.
Trước sự đa dạng, phức tạp của rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Cơng ty hiện có nhiều quan điểm khác nhau về hạn chế rủi ro trong lĩnh vực này. Thứ nhất, hạn chế rủi ro là biện pháp cơ bản, chủ động, tích cực nhằm cải thiện mơi trường kinh doanh của Cơng ty, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh duy trì sự bền vững.
Thứ hai, phòng hơn chống rủi ro xảy ra trong hoạt động nhập khẩu. Phòng rủi ro là sử dụng biện pháp mang tính kĩ thuật, tổ chức nhằm ngăn chặn nguy cơ rủi ro, né tránh rủi ro có thể xảy ra. Chống rủi ro là biện pháp được sử dụng sau khi rủi ro đã xảy ra làm thiệt hại về người và của. Nếu phịng ngừa được, Cơng ty sẽ tránh được những rủi ro khơng được bảo hiểm đầy đủ. Do đó, phịng ngừa rủi ro là biện pháp ưu việt hơn cả.
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa mạo hiểm và tạo lập các biện pháp an toàn trong kinh doanh nhập khẩu. Rủi ro tồn tại khách quan, do đó,khi tham gia vào hoạt đỗng xuất nhập khẩu, Công ty buộc phải chấp nhận rủi ro. Chấp nhận rủi ro dựa trên nền tảng của tầm nhìn xa trơng rộng, suy diễn logic, dự báo, dự đốn mọi tình huống có thể xảy ra bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa mạo hiểm và an tồn trong kinh doanh.
4.1.2.2 Phương hướng của Cơng ty cổ phần ô tô An Hưng về hạn chế rủi ro trong kinhdoanh xuất nhập khẩu. doanh xuất nhập khẩu.
Trước tình hình rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu ngày càng biến động không lường, Công ty cổ phần ô tô An Hưng đã đưa ra một số phương hướng cơ bản về hạn chế rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu như sau:
Thứ nhất, áp dụng triệt để bảo hiểm cho hàng hóa. Bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu của Cơng ty cho đến nay vẫn được coi là biện pháp phòng chống, hạn chế rủi ro chủ yếu chưa thể thay thế được bởi những tác dụng cơ bản của nó. Tuy nhiên, hệ thống
bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam cịn chưa được chặt chẽ, do đó, Cơng ty cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng để đưa ra những quyết định của mình.
Thứ hai, hồn thiện kĩ thuật an tồn trên quan điểm phịng hơn chống nhằm chủ động ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu nguy cơ rủi ro. Các kĩ thuật an toàn này bao gồm: an toàn trong vận chuyển, an toàn trong sử dụng ngoại tệ, mở L/C...
Thứ ba, song song với việc thúc đẩy kinh doanh nhập khẩu thì Cơng ty cũng cần phải hồn thiện các biện pháp hạn chế rủi ro. Kết hợp giữa các biện pháp hạn chế rủi ro và các biện pháp thúc đẩy kinh doanh sẽ giúp Công ty đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất trong kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
4.2 Thực trạng biện pháp hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩuđược vận dụng tại Công ty cổ phần ô tô An Hưng.