Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 50 - 54)

5. Kết cấu khóa luận

3.4 Một số kiến nghị

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ

Ngày nay nhà nước ta đã thấy tác dụng to lớn của DNNVV đối với nền kinh tế và đã có một số biện pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển khu vực này. Tuy nhiên nhà nước cần phải nâng cao vai trị của mình hơn nữa trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để Ngân hàng có thể mở rộng tín dụng đến các DNNVV, cũng như các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng nguồn vốn hơn nữa.

+ Xúc tiến xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển khu vực DNNVV.

Nghị định 90/2001 NĐ-CP của chính phủ là một tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho sự ra dời và phát triển của DNNVV. Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển này cần có một chiến lượng dài hơi của nhà nước, chiến lược này cần khẳng định và nên bật tầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế của đất nước ta hiện nay. Đưa ra những hướng ưu tiên phát triển khu vực này theo nghành, vùng lãnh thổ, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Có những biện pháp khuyến khích đối với một số đối tượng là các DNNVV sản xuất các sản phẩm thuộc ngành nghề truyền thống như mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ vv…và các sản phẩm tiêu dùng thuộc ngành cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp. Đồng thời có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ về mặt cơng nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.

+ Chính sách tài chính tín dụng :

Trong những khó khăn trực tiếp tác động đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng nói chung và Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng đối với DNNVV là chính sách tài chính tín dụng. Chính sách này thực sự nhiều bất cập, chưa thơng thống, chưa tạo điều kiện pháp lý để doanh nghiệp được vay vốn Ngân hàng. Chính sách tài chính tín dụng cần được thay đổi như sau:

- Tiếp tục xúc tiến việc thành lập các quỹ hỗ trợ về vốn từ các nguồn Ngân sách trung ương và địa phương. Thu hút sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp lớn và Ngân hàng để giúp đỡ DNNVV có triển vọng kinh doanh hiệu quả, sản xuất mới, đào tạo tay nghề.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng Ngân hàng phù hợp với đặc điểm của các DNNVV trên nguyên tắc vừa đảm bảo an toàn cho vốn của Ngân hàng, vừa đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp một cách thuận tiện và nhanh chóng. Cơ chế tín dụng thay đổi tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp hoặc vốn tự có đủ để tham gia dự án xin vay, được phép vay vốn Ngân hàng nhưng cần có quy định rõ ràng tránh việc đơn giản hố, cho phép Ngân hàng được tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động kinh doanh như cho vay , huy động vốn.

+ Chính sách cơng nghệ:

Nhà nước cần có chủ trương biện pháp định hướng công nghệ cho các doanh nghiệp , giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thông tin về công nghệ trên thị trường trong và ngồi nước. Nhà nước có thể tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo có sự tham gia của các DNNVV để lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp về khó khăn trong lĩnh vực công nghệ, đồng thời tư vấn cho họ những thơng tin cần thiết, có thể phần nào hỗ trợ cho những doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên.

Mặt khác, nhà nước thúc đẩy việc tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp bằng cách cải thiện điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước gia nhập thị trường theo hướng càng đơn giản càng tốt. Các thủ tục đăng ký kinh doanh hợp lý cho phép nhiều DNNVV tham gia thị trường. Điều này sẽ tăng cường sức cạnh tranh, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển công nghệ mới ở tất cả các DNNVV , tạo cơ hội cho các DNNVV hỗ trợ đào tạo những nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên của DNNVV.

3.4.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần bổ sung và đưa ra cơ chế, biện pháp cụ thể phù hợp với môi trường kinh doanh, mơi trường pháp lý, kinh tế hành chính của nước ta. Đồng thời đi kèm với những thông tư hướng dẫn nhằm một mặt tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành nghiêm túc những quy chế đó, một mặt cũng đảm bảo được sự đồng bộ, thống nhất quán triệt tư tưởng trong toàn hệ thống.

+ Ban hành cụ thể những quy định về tài sản bảo đảm, thành lập riêng trung tâm phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thuận lợi hơn trong việc định giá lại, rao bán những tài sản đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các NHTM trong việc bán tài sản bảo đảm để thu hồi vốn.

+ Ngân hàng Nhà nước nên có cơ chế cho vay riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phù hợp với sự vận động, phát triển và vai trò quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế.

+ Khi tỷ giá biến động tăng nhanh, mặc dù lãi suất ngoại tệ có hạ xuống và lãi suất VNĐ đang ở mức cao thì nguồn huy động VNĐ của Ngân hàng cũng tăng trưởng khơng đáng kể trong khi đó doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lại chuộng VNĐ hơn. Điều này đã gây sức ép lên thị trường và làm cho việc khan hiếm VNĐ thêm căng thẳng. Cũng do tỷ giá biến động nhanh khiến cho Ngân hàng cố gắng tối đa hố trạng thái ngoại hối của mình và cũng như vậy nhiều tổ chức và cá nhân dè dặt trong việc chuyển đổi ngoại tệ của họ thành VNĐ. Do đó, càng khó khăn cho việc huy động vốn bằng VNĐ từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Vì vậy NHNN nên có chính sách ổn định tỷ giá để khơng những ngành Ngân hàng mà cịn cả nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.

+ Muốn thu hút được vốn chúng ta cần sử dụng đồng bộ các biện pháp, chính sách để đảm bảo sự ổn định của thị trường giá cả. Nhưng khi những yếu tố ở trên giao động theo chiều hướng khơng có lợi thì điều quan trọng có tính chất quyết định là phải đảm bảo an toàn về tiền gửi cho người gửi tiền.

3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Tĩnh

- Trong các năm vừa qua Ngân hàng đã rất thành công trong công tác huy động vốn tuy nhiên vẫn cịn chưa đa dạng hóa, các đối tượng huy động, đối tượng huy động vẫn chỉ là dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc dân, như vậy trong năm 2007 và các năm tiếp theo Ngân hàng phải có chiến lược ổn định và gia tăng các đối tượng huy động, đây chính là điều kiện cho cơng tác mở rộng hoạt động tín dụng.

- Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã đạt được nhiều thành cơng trong các năm trước đây, nhưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn chỉ hướng chủ yếu đến các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, chính vì vậy mà trong các năm tiếp theo Ngân hành phải khơng ngừng tìm tịi và mở rộng các hoạt động tín dụng của mình vào nhiều đối tượng khác nhau, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ. Thực hiện cơng tác nghiên cứu thị trường, xu thế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm kịp thời đưa ra các quyết định tín dụng hợp lý.

- Có chính sách hỗ trợ các Chi nhánh về công nghệ trang thiết bị . Thực hiện đào tạo, đào tạo lại cán bộ công nhân viên tại các chi nhánh, thực hiện quyền dân chủ trong đối thoại giữa nhân viên và người quản lý.

- Thực hiện cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ hàng quý, hàng năm. Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, tăng cường cơng tác quảng bá hình ảnh của Ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo vv…

KẾT LUẬN CHUNG

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp có vai trị quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, đặc biệt là khi đất nước chúng ta đã ra nhập WTO. Vì thế việc phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp này chiến lược vô cùng quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng.

Trong những năm vừa qua nhận biết được những vai trò quan trọng của DNNVV, nên Chi nhánh Ngân hàng đã không nghừng đổi mới tư duy và phương thức làm việc phù hợp với u cầu và tình hình mới trên thị trường. Chính vì lẽ đó mà trong bốn năm gần đây Ngân hàng đã thu được những thành cơng rực rỡ, tuy cịn nhiều khó khăn phía trước nhưng với thời cơ và vận hội mới tôi tin rằng Ngân hàng sẽ ngày càng phát triển đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nước nhà.

Để hồn thành được bài viết này tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các cơ và các anh chị cán bộ cơng nhân viên phịng tín dụng của ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Hà Tĩnh.

Và đặc biệt một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của TS.Vũ Tiến Dũng đã giúp em hồn thành chuyên đề này. Do thời gian nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề này khơng tránh khỏi có nhiều khiếm khuyết, nên em kính mong thầy giáo và các cơ chú trong chi nhánh chỉ bảo để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các giáo trình

- Giáo trình “Ngân hàng thương mại”, 2009, PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản Thống kê

- Giáo trình “Ngân hàng thương mại” của tác giả Vương Trọng Nghĩa, Đại học Kinh tế Quốc Dân.

- Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, 2009, PGS.TS Lưu Thị Hương, Nhà xuất bản Thống kê

- Giáo trình “Tín dụng ngân hàng”, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê - Hướng dẫn Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Luật các tổ chức tín dụng, năm 2011

- Báo cáo tài chính tổng hợp năm 20010 – 2012, ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Hà Tĩnh 2. Các Website http://doanhnhansaigon.vn/ https://www.vpb.com.vn/ https://www.google.com.vn/ http://thuvienluanvan.net/

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)