Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng cho vay DNNVV của Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu khóa luận

3.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng cho vay DNNVV của Ngân hàng Việt Nam

Nam Thịnh Vượng – VPBANK chi nhánh Hà Tĩnh

3.1.1 Những thành công mà Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Tĩnh đã đạt được trong hoạt động cho vay DNNVV đã đạt được trong hoạt động cho vay DNNVV

Trong các năm vừa qua Ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay, doanh số cho vay đạt 70% tổng nguồn huy động, doanh số thu nợ đạt hơn 90% tổng doanh số cho vay, điều nay chứng tỏ hiệu quả tín dụng của Ngân hàng khá cao.

Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng không quá 4% tổng dư nợ, năm 2010 tỷ lệ đối với các loại nợ nhóm 3, 4, 5 khơng vượt q 3%. Các con số này cho biết khả năng huy tín dụng của Ngân hàng khá cao. Trong những năm gần đây việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường giữa các Ngân hàng là một nguyên nhân khiến cho việc hoạt động tín dụng ngày càng chở nên khó khăn hơn, trong thời đại của nền kinh tế thị trường ngày nay các Ngân hàng phải tìm đến khách hàng chứ khơng thể để tự khách hàng tìm đến mình như trước nữa.

Tổng dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm gần đây đều đạt ở mức cao từ 180.652 (tỷ đồng) đến 244.588(tỷ đồng), điều này cho biết khả năng tín dụng trong tương lai của Ngân hàng là khá tốt, hàng năm Ngân hàng đặt quan hệ tín dụng được với hơn 150 doanh nghiệp nhỏ và vừa con số này qua các năm còn tăng lên khá nhanh, điều này chứng tỏ Ngân hàng cũng đã chiếm được một thị phần khơng nhỏ trong cơng tác tín dụng.

Qua công tác kho quỹ và tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro cũng cho ta thấy khả năng mất vốn của Ngân hàng khi thực hiện cơng tác tín dụng, tuy vào năm 2011 (9.96%) con số này khá cao song cho đến năm 2012 thì con số này cịn lại 7.71% đó cũng là một điều khích lệ đối với Ngân hàng, trong các năm 2010 đến năm 2012 thì khả năng bù đắp các khoản tín dụng có khả năng mất vốn hoàn toàn là vào khoảng 75% đến 80%.Tỷ trọng nợ ngắn, trung và dài hạn của chi nhánh phù hợp với cơ cấu nguồn vốn.

Thu nhập sau thuế của Chi nhánh không nghừng tăng qua các năm từ 69.5 (tỷ đồng) năm 2010 lên 86 tỷ năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt gần 10%, điều này chứng tỏ hiệu quả tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng là khá cao.

3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân3.1.2.1 Những hạn chế 3.1.2.1 Những hạn chế

Tuy đã đạt được một số thành cơng nhưng cơng tác tín dụng tại VPBANK chi nhánh Hà Tĩnh vẫn cịn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục như sau :

 Cơ cấu cho vay chưa có sự đa dạng chủ yếu vẫn là doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chiếm khoảng hơn 60% trong tổng số các loại hình doanh nghiệp mà Ngân hàng cho vay, chính điều này đã dẫn đến mất cân đối trong cơng tác tín dụng, ảnh hưởng đến cơng tác tín dụng.

 Doanh số cho vay đều tăng trưởng qua các năm xong chưa thực sự đều đặt, trong năm 2011 doanh số cho vay đã giảm hơn so với năm trước đó, tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay cũng không đều nhau.

 Tuy tỷ lệ các loại nợ xấu không cao chưa đến 4% tổng dư nợ, nhưng nó cũng là một yếu tố khiến cho hiệu quả tín dụng của chi nhánh Ngân hàng bị giảm.

3.1.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan:

+ Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

-Theo quy định hiện nay, có tài sản thế chấp là một điều kiện bắt buộc để một DNNVV vay vốn Ngân hàng. Thông thường khách hàng cũng chỉ nhận được một khoản vay từ 50%-70% giá trị tài sản thế chấp. Mà tài sản thế chấp lại là một vấn đề khó khăn đối với các DNNVV chính vì vậy các doanh nghiệp rất khó tiếp cận được với vốn Ngân hàng .

- Chất lượng công tác thẩm định khách hàng còn nhiều hạn chế, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào thơng tin từ các báo cáo tài chính do khách hàng mang đến. Trong khi, tính trung thực từ nguồn thơng tin này là khơng đảm bảo.

- Ngoài ra cơng tác Marketing tiếp xúc khách hàng cịn nhiều hạn chế. Nhiều khách hàng còn chưa nắm được các thơng tin về thủ tục, quy trình cho vay các giấy tờ hồ sơ cần thiết để được vay vốn Ngân hàng nên phải đi lại nhiều lần, mất thời gian và chi phí cho cả hai bên. khơng những thế nó cịn tạo nên tâm lý ngại tiếp xúc với các Ngân hàng của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hiện nay chủ yếu quan hệ với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chưa biết rõ hoạt động của các Ngân hàng trong nước.

- Ngân hàng chưa chú trọng đến việc đa dạng hóa cho vay theo các nghành nghề khác nhau,đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông lâm thủy sản Ngân hàng còn chưa chú ý đến.

+ Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:

- Tình hình sản xuất kinh doanh thường khơng ổn định. Bên cạnh đó cịn tồn tại một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, bn lậu,lừa đảo, trong q trình kinh doanh thường chiếm dụng vốn của các đối tác kinh doanh , đến khi mất khả năng thanh tốn thì lừa đảo Ngân hàng , giả mạo giấy tờ xin vay vốn rồi bỏ trốn. Vì vậy đã tạo nên một ấn tượng khơng tốt về đối tượng khách hàng này.

- Khó khăn lớn nhất DNNVV là không đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập,uy tín chưa đủ, cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định nên chưa đáp ứng được các yêu cầu của Ngân hàng . Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng khơng đủ tài sản thế chấp hoặc có tài sản nhưng lại thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó.

- Nguyên nhân nữa có thể kể đến đó là do sự yếu kém về năng lực quản lí điều hành của các chủ doanh nghiệp.

 Nguyên nhân khách quan.

- Sự ra đời của hai Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại, định hướng cho các Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy hệ thống văn bản liên quan tới hoạt động của Ngân hàng đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn còn chưa đồng bộ và khoa học, chưa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong hoạt động thực tế của các Ngân hàng. Giữa hai luật Ngân hàng và các luật khác có liên quan như Luật hình sự, dân sự, Luật đất đai, luật doanh nghiệp , luật thuế lại đang có những điểm chưa đồng bộ. Luật đất đai liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, luật dân sự liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, pháp lệnh phá sản không bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng . Nhiều trường hợp quan hệ tín dụng bị hình sự hố khi xảy ra rủi ro. Thêm vào đó là Ngân hàng bị khống chế mức dư nợ đối với khách hàng do Luật các tổ chức tín dụng quy định.

- Do tình trạng khó khăn khách hàng như: ốm đau, mất việc làm, hay ro thiên tai lũ lụt xảy ra bất ngờ mà các doanh nghiệp khơng thể ứng phó gây nên tình trạng tổn thất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)