Định hướng phát triển hoạt động cho vay DNNVV của VPBANK chi nhánh Hà

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu khóa luận

3.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay DNNVV của VPBANK chi nhánh Hà

Tĩnh

3.2.1 Mục tiêu

Từ những thành công đã đạt được trong năm 2012 và cả các năm trước đó Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Hà Tĩnh đã đề ra các mục tiêu phấn đấu trong năm 2012 là:

- Nguồn vốn: 6,300 tỷ đồng( tăng 16%) trong đó tiền gửi dân cư chiếm 50% tương đương với 3,150 tỷ đồng.

- Dư nợ: 2,365 tỷ đồng trong đó tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm 45%, dư nợ cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho vay tiêu dung cầm cố, đời sống chiếm 40% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

- Tỷ lệ thu dịch vụ từ 12% - 15% tổng dư nợ rịng.

- Tài chính: Đảm bảo có đủ về tài chính để chi lương cho cán bộ công nhân viên theo quy định và làm các nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ.

3.2.2 Định hướng hoạt động kinh doanh

- Về công tác nguồn vốn:

+ Làm tốt công tác phát triển sản phẩm như tổ chức tốt các đợt huy động vốn, xây dựng kế hoạnh phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn tại Chi nhánh như kỳ phiếu với lãi xuất hấp dẫn, kỳ hạn phù hợp và đợt tiết kiệm dự thưởng chào mừng 15 ngày thành lập Thành phố Hà Tĩnh nhằm giữ vững thị phần về nguồn vốn dân cư trên địa bàn; thường xuyên tổ chức phân tính nghiên cứu các sản phẩm cạnh tranh của các TCTD khác để xây dựng các sản phẩm huy động vốn mới, tiếp tục triển khai tốt hình thức tiết kiệm bậc thanh mở rộng thêm một số ưu đãi.

+ Củng cố giữ vững và phát triển thị phần tại các đơn vị mạng lưới, có kế hoạnh nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Chi nhánh cấp 2 ngang tầm nhiệm vụ mới.

+ Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để xây dựng biểu lãi suất của Chi nhánh phù hợp với biến động của thị trường.

- Về cơng tác tín dụng:

+ Mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo chất lượng và an toàn hoạt động, cơ cấu vốn hợp lý theo đúng.

+ Chuyển đổi cơ cấu đầu tư tập trung vào các hoạt động mang tính hiệu quả cao như chuyển sang vay đồng nội tệ, cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm hàng xuất

khẩu, đàm phán với doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh lãi suất vay và cùng chịu phí mua bán ngoại tệ với Chi nhánh.

+ Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo đúng yêu cầu, xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu, giảm nợ xấu đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm sốt, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng.

+ Tăng trưởng tín dụng, mở rộng kinh doanh phải gắn liền kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả, phải kiểm sốt được vốn đã cho vay, coi trọng cơng tác thẩm định cho vay từ hồ sơ pháp lý đến hồ sơ vay vốn.

+ Hàng tháng tổ chức phân tích nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, có các biện pháp thu hồi nợ triệt để, giảm tỷ lệ nợ cấu nhằm tăng năng lực tài chính.

- Về các cơng tác khác tiếp tục đẩy mạnh và phát huy những mặt tích cực nhằm phát huy những kết quả tốt đẹp của các năm trước đây và xem xét khắc phục những mặt còn yếu kém cịn chưa phù hợp để có những quyết sách đúng đắn trong quá trình hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)