Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, cải tiến thủ tục hồ sơ cho vay theo hướng

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu khóa luận

3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV tại VPBANK chi nhánh Hà

3.3.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, cải tiến thủ tục hồ sơ cho vay theo hướng

hướng đơn giản hóa, linh hoạt và thuận lợi nhất cho DNNVV

Chi nhánh cần xây dựng chính cho mình một sách tín dụng nói chung và tín dụng DNNVV nói riêng trong từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể. Chính sách này cần được xây dựng trên cơ sở mục tiêu nhất quán đối với DNNVV, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, mục tiêu phát triển của ngành Ngân hàng, xu hướng phát triển kinh tế trong nước và thế giới và phù hợp với những điều kiện sẵn có của bản thân Chi nhánh.

Mở rộng tín dụng DNNVV trên cơ sở nguồn vốn và kiểm sốt chất lượng tín dụng, Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, theo đó khơng chỉ dừng lại ở khối khách hàng doanh nghiệp, cá nhân mà VP Bank Hà Tĩnh cịn cấp tín dụng hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập và các định chế tài chính thay vì chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực cơng, thương nghiệp như trước đây.

Phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV trên cơ sở phải sàng lọc, lựa chọn các DNNVV truyền thống, chiến lược, có uy tín, hoạt động hiệu quả ở các lĩnh vực có nhiều lợi thế và triển vọng về hợp tác trong tương lai, có chính sách cung ứng, hỗ trợ sản phẩm trên cơ sở cung ứng trọn gói kết hợp cho vay với phát triển dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động tín dụng và các hoạt động khác nhằm đạt mục tiêu phân tán rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận.

Trong lúc tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, VP Bank Hà Tĩnh nên có chính sách tín dụng thay đổi linh động, phù hợp, nhất quán với tồn hệ thơng ngân hàng Cơng Thương. Chi nhánh có thể hỗ trợ lãi suất cho các DNNVV để vượt qua khó khăn, cùng với việc đồng hành, tháo gỡ khó khăn cùng các doanh nghiệp như cơ cấu lại các khoản nợ gốc, nợ lãi, giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp tục đầu tư để hoàn thành dự án đưa vào khai thác, thực hiện miễn giảm lãi trong hạn, quá hạn tạo điều kiện để doanh nghiệp, khách hàng trả được nợ gốc, như hệ thống VP Bank đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay với các đối tượng khách hàng.

Cụ thể cùng với chỉ đạo của NHNN về hạ lãi suất, CN có thể thực hiện giảm lãi suất. Như trong tháng 3, 4, 5 và 6/2012, NHNN liên tục giảm lãi suất từ mức 14% xuống mức 11% (mỗi lần giảm 1% và lần cuối cùng vào ngày 08/6/2012).

Trong điều kiện trên, VP Bank chi nhánh Hà Tĩnh có thể triển khai liên tiếp các gói tín dụng hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng khách hàng từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân. Nhiều chương trình cho vay ưu đãi, tri ân khách hàng dành cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, cá nhân trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh với mức lãi suất có thể từ 8%-8,5%.

Với việc đáp ứng nguồn vốn kịp thời nhiều doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản đã phục hồi sản xuất, người lao động có việc làm trở lại, doanh nghiệp được sự giúp đỡ từ phía ngân hàng có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt lên sẽ giúp ngân hàng tránh được những rủi ro từ những khoản vay của DN, có được điều này là do NH đã áp dụng chính sách tín dụng hợp lý, giúp nâng cao chất lượng tín dụng. Cần lưu ý là các hành động này tùy vào từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế và chính sách cần nhất quán với hệ thống NHNN và VP Bank.

Ngoài ra, việc làm rất cần thiết của Ngân hàng để đổi mới quy trình cho vay là thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho vay, chú trọng những nội dung cần thiết, loại bỏ nhưng nội dung không cần thiết. Thực tế đã chứng minh, thủ tục vay vốn phức tạp làm cho khách hàng cảm thấy phiền hà, rắc rối nhưng đây cũng không phải là điều kiện tiên quyết làm giảm rủi ro cho Ngân hàng mà chỉ làm cho khách hàng e ngại, hạn chế khách hàng đến với Ngân hàng. Để giảm thiểu rủi ro cũng như dễ dàng trong quản lý và để chứng minh việc người vay đã nhận tiền thì phần theo dõi tiền vay cần được thiết kế đầy đủ các nội dung như ngày, tháng, năm, số chứng từ, số tiền vay, số tiền đã nhận, chữ ký người nhận,… để mỗi lần nhận tiền vay, người vay chỉ ký tên mình vào phần theo dõi tiền vay là đủ mà không cần phải viết giấy nhận nợ như vẫn thường làm.

Ngân hàng cần khơng ngừng hồn thiện, bổ sung và cải thiện hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng DNNVV sao cho phù hợp với thực trạng của DNNVV về mọi mặt như tài sản thế chấp, hệ thống kế tốn…giúp cho q trình thẩm định món vay, phê duyệt cho vay được nhanh chóng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)