Thực hiện linh hoạt các đảm bảo trong kinh doanh tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu khóa luận

3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV tại VPBANK chi nhánh Hà

3.3.2 Thực hiện linh hoạt các đảm bảo trong kinh doanh tín dụng

a) Áp dụng nghị định 178/1999/NĐ- CP qui định về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng.

Ngày 29 tháng 12 năm 1999, Chính phủ đã ban nghị định số 178/1999/NĐ- CP qui định về bảo đảm tiền vay trong việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay theo qui định của luật các tổ chức tín dụng. Đây là văn bản pháp lí quan trọng có hiệu lực từ ngày 13 tháng 01 năm 2000 hướng dẫn các tổ chức tín dụng các biện pháp bảo đảm nhằm phịng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lí để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

Nghị định 178 ra đời đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. So với các qui định trước đây của pháp luật thì nghị định 178 có nhiều điểm thơng thống và cởi mở hơn trong việc nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và sử lí tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, là nguyên tắc tự do bình đẳng trong kinh doanh được tơn trọng: các doanh nghiệp nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác vay vốn Ngân hàng thương mại quốc doanh đều phải thế chấp cầm cố tài sản hoặc phải được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngoại trừ trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng cho vay có bảo đảm tài sản được hình thành từ vốn vay hoặc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản theo qui định của pháp luật. Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay khơng có bảo đảm theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong trường hợp khách hàng khơng trả được nợ theo cam kết, Ngân hàng có quyền chủ động sử lí tài sản bảo đảm tiền vay thu hồi nợ; trước tiên, tài sản bảo đảm tiền vay được sử lí theo phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp các bên khơng sử lí được tài sản bảo đảm tiền vay theo thoả thuận, thì tổ chức tín dụng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố thế chấp để thu hồi nợ hoặc chuyển giao quyền thu hồi nợ và uỷ quyền cho bên thứ ba xử lí tài sản bảo đảm tiền vay.

b) Bảo đảm bằng bất động sản.

Mục đích của tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và đối với các DNNVV nói riêng đó là: Phát triển kinh tế có lợi nhuận hợp lý, an tồn vốn, tn thủ pháp

luật. Chất lượng tín dụng ngân hàng phải dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy đứng trước một nhu cầu xin vay vốn của Ngân hàng thì đầu tiên cán bộ tín dụng cần phải quan tâm đến khơng phải là tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng mà chính là dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Tính khả thi của dự án, phương án là nhân tố quyết định đến việc khách hàng có khả năng trả được nợ Ngân hàng hay không. Tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là phương tiện cuối cùng, là nguồn trả nợ thứ hai để giúp Ngân hàng không bị mất vốn khi chẳng may rủi ro xảy ra. Một điều chắc chắn rằng trước khi cho vay khơng một tổ chức tín dụng nào lại muốn phải sử lí tài sản bảo đảm nợ vay của doanh nghiệp để thu hồi nợ, đây là điều bất đắc dĩ.

Thực tế, ở địa bàn Thành phố phần lớn nhà ở, cửa hàng của các DNNVV, hộ gia đình chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất và sở hữu nhà hợp pháp hoặc có giấy tờ nhưng chưa đúng qui định hiện hành. Mặc dù nhà xưởng, cửa hàng, nhà ở do các cơ sở hoặc các hộ xây dựng bằng vốn tự có của mình, hoặc mua lại từ người khác, đã có thời gian ở và kinh doanh lâu năm ở đó được sự xác nhận của chính quyền địa phương. Các trường hợp này nếu cứng nhắc trong việc nhận tài sản thế chấp theo qui định thì chi nhánh khơng thể cho vay được. Nhưng ở đây chi nhánh có thể dựa vào các giấy tờ của chính quyền địa phương và các loại giấy tờ khác chứng minh được nguồn gốc nhà sở hữu chính chủ, khơng phải nhà đi thuê, nhảy dù, hoặc nhà vắng chủ bị lấn chiếm, nhà có tranh chấp... Nhiều trường hợp phải tìm hiểu tại các cơ quan chức năng như sở thiết kế, sở nhà đất, sở địa chính để loại trừ khơng cho vay đối với thế chấp nhà, đất thuộc khu vực đã được quy hoạch hoặc khu vực giải toả.

Sau khi xác định được tính hợp pháp về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của người vay để Ngân hàng nắm được căn cứ pháp lý, tất cả các món vay đều yêu cầu người vay tự viết đơn theo hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Trong đơn phải ghi rõ nội dung: Chúng tơi ( vợ, chồng, con) xin cam đoan trước Ngân hàng và các cơ quan pháp luật tài sản( nhà xưởng, nhà ở, cửa hàng ) thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình chúng tơi, chưa chuyển nhượng, cho th, góp vốn liên doanh hoặc cho tặng người khác... Nếu nợ đến hạn chúng tơi khơng trả được tiền gốc và lãi thì Ngân hàng có tồn quyền sử lí tài sản trên để thu hồi nợ gốc và lãi. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam kết trên... Người vay và những người đồng sở hữu có tên trên hộ khẩu phải ký vào đơn trước sự chứng kiến của cán bộ tín dụng và chính quyền địa phương.

Đối với tài sản là máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất, khi thế chấp Ngân hàng niêm phong máy móc dây truyền sản xuất, làm như vậy thì đảm bảo được tài sản thế chấp, nhưng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, như vậy cơ sở để hồn trả vốn Ngân hàng là khơng có hoặc hạn chế. Cịn để máy móc dây truyền tiếp tục hoạt động thì việc hỏng hóc nặng nhiều khi xảy ra làm máy móc thiết bị hết giá trị. Để khắc phục được vấn đề này thì Ngân hàng tiến hành phân loại, lựa chọn khách hàng của mình, tìm những khách hàng đủ tin cậy, tạo điều kiện cho họ được tiếp tục khai thác trên dây truyền thiết bị đó, nhưng phải cam kết bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra và bắt buộc khách hàng phải gửi tiền khấu hao tài sản thế chấp vào Ngân hàng hàng tháng và cam kết phải trả cho Ngân hàng nếu nếu rủi ro xảy ra.

Ngân hàng sẽ lập cho khách hàng một tài khoản riêng để quản lí khoản tiền này dưới dạng tiền gửi tiết kiệm và trả lãi lãi cho khách hàng như mức huy động vốn trên thị trường làm như vậy thì mặc dù Ngân hàng cho phép khách hàng có thể tiếp tục sử dụng tài sản thế chấp để không làm gián đoạn công việc sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng, nhưng Ngân hàng vẫn đảm bảo an toàn được vốn ở chỗ Ngân hàng vẫn có thêm được một nguồn tiền gửi ổn định hàng tháng( nếu dây truyền thiết bị là có giá trị và với nhiều khách hàng được áp dụng thì nguồn tiền này mỗi tháng là khơng nhỏ ), trong trường hợp khách hàng làm hư hại nghiêm trọng không thể phục hồi lại tài sản thế chấp thì Ngân hàng sẽ lấy số tiền phát mại tài sản thế chấp và có thể lấy tồn bộ hoặc một phần số tiền từ nguồn tiền gửi khấu hao đã cam kết trong hợp đồng trên( trong trường hợp còn thiếu), đây là biện pháp đảm bảo tương đối chắc chắn là Ngân hàng sẽ thu hồi được vốn. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước việc Ngân hàng có thu được gốc và lãi hay khơng phải căn cứ vào tính khả thi của dự án chứ không nên đặt vấn đề tài sản thế chấp lên hàng đầu như là một cái lá chắn để bao bọc đồng vốn của Ngân hàng.

d) Bảo đảm bằng các hình thức khác.

Bên cạnh đó, chi nhánh áp dụng hình thức mới để tạo ra một lối thốt cho các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiểu thủ cơng nghiệp đó là việc thế chấp bằng hàng hố mua về cơ sở sản xuất, kinh doanh:

Có thể nói thủ tục về tài sản thế chấp hiện nay vẫn còn là rào cản các DNNVV. Hiện nay các doanh nghiệp này có vốn và tài sản rất thấp nên khi sử dụng tài sản để thế chấp thì vay được một lượng vốn rất thấp so với năng lực sản xuất kinh doanh của họ. Do đó các doanh nghiệp này thường phải tham gia vay nóng trên thị trường tự do điều đó sẽ làm giá thành, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao, giảm tính cạnh tranh của doanh

nghiệp trên thị trường, từ đó dẫn tới chỗ phá sản, giải thể, Ngân hàng không thu hồi được nợ, gây mất ổn định cho nền kinh tế.

Thực tế cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của các DNNVV thường lớn hơn nhiều so với tài sản thực có của họ. Bởi vậy muốn mở rộng được tín dụng Ngân hàng đồng thời tạo ra được lối thoát cho các doanh nghiệp, Ngân hàng nghiên cứu áp dụng hình thức cho vay có thế chấp bằng hàng hố, nghiệp vụ này được tóm tắt như sau: Doanh nghiệp cần một khối lượng vốn để mua nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc mua hàng hố dự trữ để bán... Ngân hàng có thể giải quyết cho vay hay khơng căn cứ vào số vốn mà doanh nghiệp cần vay, tính khả thi của việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá và mức độ tiêu thụ sắp tới của nó trên thị trường. Khi Ngân hàng đánh giá là dự án khả thi thì sẽ tiến hành cấp vốn và cử một hoặc hai cán bộ tín dụng có trình độ chun mơn phụ trách ( tuỳ thuộc vào khối lượng cơng việc và tính chất của phương án sản xuất kinh doanh ).

Khi hàng hoá được nhập kho thì Ngân hàng và doanh nghiệp cùng kiểm duyệt niêm phong. Ngân hàng có thể giữ chìa khố hoặc thoả thuận với doanh nghiệp th địa điểm ở một nơi thứ ba và giao cho nơi này quản lý, bảo vệ số hàng hố nói trên . Khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng, tiêu thụ hàng hố thì phải có sự giám sát, quản lí của Ngân hàng ( Khi nguyên vật liệu hoặc hàng hoá xuất kho phải được sự đồng ý của Ngân hàng ), tiền bán hàng thu được hàng ngày cán bộ tín dụng phụ trách phải theo dõi thường xuyên, yêu cầu khách hàng gửi vào một tài khoản riêng tại Ngân hàng mình để đảm bảo thu hồi lại được vốn đã cho vay. Cuối đợt bán hàng Ngân hàng thu hồi nợ gốc và lãi đồng thời trả lại tiền thừa từ tài khoản cho khách hàng rõ ràng với cách làm này thì Ngân hàng khơng lo bị mất vốn. Với cách làm trên Ngân hàng vẫn có thường xuyên một khối lượng tiền gửi vào hàng ngày để tiếp tục tiến hành cho vay tiếp, đồng thời doanh nghiệp vẫn duy trì được sản xuất, mà khơng phải lo thiếu nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp thương mại dịch vụ vẫn không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Tóm lại đây là một cách làm có triển vọng, chi nhánh cần nghiên cứu đưa vào áp dụng để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh hà tĩnh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)