6. Kết cấu khóa luận
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty
2.1.3.1. Các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi doanh nghiệp- Môi trường kinh tế: - Môi trường kinh tế:
Năm 2012 thực sự là một năm khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có doanh nghiệp Phú Vĩnh Hưng. Nền kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu dẫn tới nhu cầu về hàng hóa giảm đi, đây là một thách thức rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong việc mở rộng thị trường, mở rộng và phát triển việc sản xuất kinh doanh của mình.
Cùng với nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp thì việc Nhà nước ban hành một số chính sách cũng đã giúp các doanh nghiệp một phần nào khó khăn. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, hệ thống ngân hàng đã tạo nên hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp Phú Vĩnh Hưng. Lạm phát được kiềm chế, mơi trường vĩ mơ ổn định góp phần tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.
Đối với Công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng, năm 2012 là một năm thực sự khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của công ty, để tiến hành hoạt động kinh doanh, ngồi nguồn vốn đóng góp từ các cổ đơng, cơng ty cịn phải đi vay ngồi rất nhiều, chủ yếu là vay của các cổ đông trong công ty và vay tại các ngân hàng thương mại. Việc lãi suất huy động vốn tại các ngân hàng hiện nay giảm, nằm trong khoảng từ 9% tới 11%, lãi suất cho vay cũng đã giảm, ổn định, phổ biến ở mức 12- 15%/ năm đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho cơng ty Phú Vĩnh Hưng trong việc huy động vốn, duy trì sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, các chính sách khác như: chính sách gia hạn nộp thuế gia trị gia tăng, chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng với công ty trong việc giảm bớt khó khăn về vốn, có thêm thời gian để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.
- Khách hàng:
Khách hàng hay người mua hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Khách hàng tác động đến doanh nghiệp thể hiện mối tương quan về thế lực nếu nghiêng về phía nào thì phía đó có lợi. Các doanh nghiệp cần phải làm chủ mối tương quan này, thiết lập được mối quan hệ với khách hàng để giữ khách hàng (thông qua số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao nhận và dịch vụ sau bán hàng). Khách hàng có thể được xem như một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp phải giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại khi người mua (khách hàng) yếu sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tăng giá kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.
Những năm đầu thành lập, sản phẩm của công ty đa phần được tiêu thụ trong địa bàn thành phố Hà Nội. Từ năm 2009 trở đi, việc mở rộng thị trường sang các tỉnh thành lân cận đã giúp số lượng khách hàng mua các sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, ngồi Hà Nội là thị trường chính thì sản phẩm của cơng ty cịn được tiêu thụ ở Vĩnh Phúc, Hải Dương,…
Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm khách hàng mua buôn và khách hàng mua lẻ. Những khách hàng mua buôn đa số đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, họ mua với số lượng lớn do đó sẽ được hưởng mức giá thấp hơn giá trên thị trường. Đây được coi là nhóm khách hàng chính của doanh nghiệp. Khách hàng mua lẻ chủ yếu ở Hà Nội, giá bán của sản phẩm cho nhóm khách hàng này chính là giá bán trên thị trường của doanh nghiệp.
- Các đối thủ cạnh tranh:
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng vì các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua. Hiện nay, trên thị trường nội địa, khơng chỉ có các cơng ty trong nước mà cịn có cả các cơng ty nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan cạnh tranh với doanh nghiệp Phú Vĩnh Hưng. Đây là những doanh nghiệp lớn, những đối thủ đáng gờm với công ty. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và lớn nhất trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:
+ Cơng ty Dệt 19/5 Hà Nội: trụ sở chính tại 203 Nguyễn Huy Tưởng – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội. Công ty Dệt 19/5 được thành lập năm 1962, trải qua 50 năm hình thành và phát triển, ngày nay công ty đã trở thành một tập thể tiên tiến, vững mạnh, thu hút nhiều đối tác cả trong và ngoài nước.
Dệt 19/5 là một doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH Nhà Nước một thành viên được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội. Hiện nay, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm: hàng dệt thoi, dệt kim, sản xuất kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc, giày dép các loại.
Với kinh nghiệm trên thương trường lâu năm, được sự hỗ trợ từ Nhà nước, quy mô rộng lớn, Dệt 19/5 được coi là đối thủ lớn nhất của công ty Phú Vĩnh Hưng trên thị trường hiện nay. Với nguồn tài chính lớn mạnh của mình, Dệt 19/5 ln đi đầu trong việc đổi mới cơng nghệ, đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất và tung ra thị trường các sản phẩm mới có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, chính vì vậy mà sản phẩm của cơng ty ln được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Đây chính là khó khăn lớn nhất của Cơng ty Phú Vĩnh Hưng trong việc đánh bại Công ty Dệt 19/5.
+ Công ty Cổ phần Dệt kim Đông Quan (Donguan): đây là công ty sản xuất các mặt hàng dệt kim của Trung Quốc. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: tất trẻ em, tất ngắn nam, tất thế thao thấp cổ, tất nữ, tất ngắn. Với mẫu mã đẹp, kiểu dáng phong phú, giá cả thấp, phù hợp với thu nhập người Việt Nam. Đông Quan là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty Phú Vĩnh Hưng.
Các sản phẩm của Công ty Đông Quan luôn đa dạng, phong phú về kiểu dáng thiết kế, đặc biệt là giá cả sản phẩm thấp, phù hợp với thu nhập, đánh vào tâm lý ưa chuộng giá rẻ của người tiêu dùng Việt Nam, đây được coi là lợi thế của Công ty Đông Quan trong việc tiêu thụ sản phẩm ở nước ta. Điều này đặt ra thách thức đối với Công ty Phú Vĩnh Hưng trong việc cải tiến mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc.
2.1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp - Nguồn lực tài chính của cơng ty - Nguồn lực tài chính của cơng ty
Cơng ty rất chú trọng vào việc bảo tồn và phát triển nguồn vốn ngày một gia tăng. Vì trong kinh doanh có được nguồn vốn lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc thay đổi các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các máy móc kỹ thuật hiện đại hơn nhằm giảm bớt sức người. Tổng giá trị tài sản của cơng ty khoảng gần 200 tỷ với các cơng trình xây dựng về cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp điện nước, máy móc thiết bị của cơng ty.
Nhờ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng khá hiệu quả, lợi nhuận của mỗi năm đều tăng, đây là điều kiện rất tốt để công ty tăng
nguồn vốn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh công ty đã phải huy động thêm nhiều nguồn vốn khác nhau. Hiện nay, lãi suất vay vốn của các ngân hàng thương mại là khá cao, khoảng 15% năm 2012. Cộng thêm thủ tục hành chính rườm rà nên gây khơng ít trở ngại cho cơng ty trong việc huy động vốn. Điều đó làm tăng chi phí kinh doanh của cơng ty, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Vì vậy, cơng ty cần tìm các nguồn đầu tư khác có chi phí thấp hơn và đồng thời cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Nguồn lực về vật chất kỹ thuật
Cơng ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng có nhiều loại dây truyền máy móc thiết bị hiện đại dùng để sản xuất ra các sản phẩm dệt kim. Các dây chuyền này chủ yếu là dây chuyền sản xuất liên tục (bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm). Trong những năm gần đây, để tăng năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm, Công ty Phú Vĩnh Hưng đã đầu tư, mua sắm nhiều loại máy móc thiết bị tiên tiến, có giá trị sử dùng cao như: máy Dệt Computer, máy cơn sợi, máy định hình bít tất, máy nén khí, máy may công nghiệp, máy vắt sổ, máy viền, máy đè,… Nhờ có đội ngũ chun mơn kỹ thuật giỏi, cơng nhân ngày càng được nâng cao tay nghề, được đào taọ để sử dụng máy móc thành thạo, qua đó năng suất lao động ngày một tăng lên qua các năm, đem lại giá trị kinh tế to lớn cho công ty.
Hầu hết máy móc sản xuất của cơng ty đều hiện đại, được nhập chủ yếu từ Hàn Quốc và Hàn Quốc, đem lại những sản phẩm chất lượng, năng suất cao. Tuy nhiên, chúng có thời gian sử dụng khá lâu, đây chính là điểm yếu trong chiến lược cạnh tranh của công ty trong cơ chế thị trường. Do vậy cơng ty cần có chiến lược đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị để tạo ra những sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
- Nguồn nhân lực:
Lực lượng lao động trong công ty rất đông đảo, bao gồm những người đã tốt nghiệp đại học, những công nhân được đào tạo từ các trường trung cấp, cao đẳng cho tới những người không được đào tạo qua trường lớp như công nhân bốc vác, lao công. Nguồn nhân lực trong Công ty được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động trong công ty những năm gần đâyĐơn vị: người Đơn vị: người Năm Tổng số lao động Nam Nữ Trình độ học vấn
Đại học Trung cấp Lao động phổ thông
2009 200 60 140 20 50 130
2010 210 71 139 26 59 125
2011 280 92 188 49 71 160
2012 315 125 190 65 83 167
(Nguồn: Phịng nhân sự Cơng ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong cơng ty lao động nữ nhiều hơn lao động nam. Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất của ngành. Hàng năm, quý, tháng công ty tổ chức thi tay nghề, mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Độ tuổi lao động trung bình trong cơng ty là 27, đây là một thuận lợi lớn cho công ty bởi tuổi trẻ thường có tính năng động, sáng tạo và lịng nhiệt tình với cơng việc.
Số lao động có bằng cấp trong cơng ty chiếm khoảng, đây là một tỷ lệ thấp tuy nhiên con số này ngày một tăng lên. Nếu như năm 2009, chỉ có 20 người có bằng cấp Đại học thì đến năm 2011, con số này đã là 71 và năm 2012 là 83 người. Điều này cho thấy, trình độ người lao động, đội ngũ quản lý của cơng ty ngày càng tăng lên, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chiến lược phát triển của cơng ty.
- Trình độ quản lý tổ chức:
Trình độ tổ chức quản lý được thể hiện thơng qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, bầu khơng khí và đặc biệt là nề nếp hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp biết tập hợp sức mạnh đơn lẻ của các thành viên và biến thành sức mạnh tổng hợp thơng qua tổ chức doanh nghiệp đó sẽ tận dụng được những lợi thế tiềm ẩn của tổ chức mình. Đây là một địi hỏi đối với các nhà quản trị cấp cao. Khơng thể nói doanh nghiệp có được một cấu trúc tốt nếu khơng có một sự nhất quán trong cách nhìn nhận về cơ cấu doanh nghiệp.
Cơng ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng có một cơ cấu phòng ban hợp lý, quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng. Cán bộ, đội ngũ quản lý cùng với người lao động được đào tạo về quy cách làm việc khoa học, hợp lý, tuân thủ mọi quy định của
cơng ty. Bên cạnh đó, mỗi phịng ban trong cơng ty đều thực hiện tốt nề nếp tổ chức, tuân theo quyết định của ban giám đốc, nhà quản trị, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh nhằm đạt tới những mục tiêu chung của doanh nghiệp.