Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH dệt kim phú vĩnh hưng trên thị trường nội địa trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

6. Kết cấu khóa luận

1.4. Các công cụ chủ yếu để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối

Để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chọn các kênh phân phối, lựa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao. Chính sách phân phối sản phẩm đạt được các mục tiêu giải phóng nhanh chóng lượng hàng tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sản xuất nhờ vậy tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện nay doanh nghiệp có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đa số các sản phẩm là những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng trong q trình tiêu thụ nói chung đều thơng qua một số kênh chủ yếu như bán trực tiếp, bán thơng qua các cơng ty bán bn của mình và các hãng bán bn độc lập, sử dụng mạng lưới bán lẻ của hãng, bán qua các cửa hàng, các hãng bán lẻ độc lập hoặc bán hàng qua điện thoại, qua mạng. Việc lựa chọn và xây dựng kênh phân phối phải dựa trên các kết quả nghiên cứu các đặc điểm thị trường bao gồm đặc điểm của nhóm khách hàng (cá nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng,...), đặc tính sản phẩm (tính dễ hư hỏng, tính thời vụ, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm,...), đặc điểm môi trường (điều kiện kinh tế, khả năng quản lý, các ràng buộc pháp lý, điều kiện địa lý,...).

Để xây dựng hoặc thay đổi được một kênh phân phối cần rất nhiều cơng sức và thời gian vì nó cịn phụ thuộc nhiều nhân tố khách quan khác chứ không chỉ phụ thuộc mong muốn chủ quan của doanh nghiệp. Trên thực tế để lựa chọn và tiến hành xây dựng một kênh phân phối vận hành trơn tru có khi phải mất nhiều năm. Vì vậy chọn kênh phân phối hợp lý sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ và duy trì sức cạnh tranh trong doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây có nhiều thay đổi trong lựa chọn kênh phân phối, các doanh nghiệp có xu hướng chọn kênh phân phối trực tiếp. Hình thức này cho phép phát triển các quan hệ hợp đồng và hệ thống các đơn hàng cá biệt. Việc thực hiện lịch giao hàng theo quy định sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giảm được lượng dự trữ tồn kho. Điều đó cũng là tiền đề để phát triển sản xuất kinh doanh có tính đến u cầu cụ thể của khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH dệt kim phú vĩnh hưng trên thị trường nội địa trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)