Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP THÚC đẩy HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ sản PHẨM của CÔNG TY TNHH DỊCH vụ và sản XUẤT ANH HIẾU (Trang 63)

2.2.2 .Kết quả công tác tiêu thụ

2.3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty

2.3.1. Ưu điểm

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH dịch vụ và sản xuất Anh Hiếu nhìn chung ngày càng tăng về quy mơ với doanh số bán hàng ngày một cao.

- Quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không ngừng được mở rộng và củng cố.

- Bên cạnh các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất đã được công ty trang bị từ nhiều năm trước đây. Hiện nay, công ty đang cố gắng, nỗ lực tìm mọi biện pháp đầu tư, đổi mới các

loại máy móc, thiết bị phục vụ cho cơng nghệ sản xuất các loại quạt điện.

- Công ty cũng đầu tư mua sắm thêm các phương tiện vận tải phục vụ cho việc mở rộng tiêu thụ, xây dựng và cải tạo lại hệ thống nhà xưởng, phòng ban, trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhằm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa q trình sản xuất và kinh doanh.

- Công tác đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được duy trì ổn định và ngày càng ảnh hưởng tích cực đến việc hạ giá thành.

- Trong các năm qua, công ty đã không ngừng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nhờ đó chủng loại, mẫu mã các sản phẩm với mức giá đa dạng, chất lượng cao xuất hiện ngày càng nhiều.

- Trình độ cán bộ cơng nhân viên không ngừng tăng lên, việc phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, từng bộ phận và cá nhân đã tạo được nề nếp làm việc tốt, nâng cao ý thức làm chủ, tự lập trong công việc của mỗi người.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng trong những năm qua cơng ty cũng gặp khơng ít những khó khăn và tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. Những tồn tại này được thể hiện thông qua phần dưới đây:

- Chất lượng sản phẩm chưa thật cao do có hiện tượng nhầm

mã số và trong giao hàng còn lỡ hẹn với khách hàng.

- Quy mô thị trường nội địa của của công ty chưa lớn và chịu

động marketing của cơng ty cịn yếu đặc biệt là chính sách giá cả cịn kém linh hoạt, ít co dãn và lực lượng bán hàng mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

- Vốn lưu động của cơng ty cịn khá nhỏ trong tổng nguồn vốn

và thiếu hụt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và do vậy đã hạn chế đến tốc độ quay vòng của vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

- Thị trường nhập khẩu một số nguyên vật liệu và mặt hàng như chậu kính, sen vịi chưa ổn định.

- Mặc dù đã có thương hiệu trên thị trường nhưng cơng ty vẫn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty khác về mẫu mã, bao bì và đặc biệt là về giá cả của sản phẩm.

2.3.3. Nguyên nhân

- Do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực làm cho giá gia công

trên thị trường thế giới giảm xuống và nhu cầu một số thị trường chủ yếu của Việt nam trên trường quốc tế có xu hướng giảm xuống. Vì vậy đã ảnh hưởng đến số lượng mặt hàng gia công và sản xuất của công ty trong thời gian vừa qua.

- Tình trạng hàng nhập lậu, gian lận thương mại và một số chế

độ chính sách chưa đồng bộ đã ảnh hưởng tới hoạt động sản suất kinh doanh của công ty. Đặc biệt là luật thuế VAT đã gây cho cơng ty khơng ít khó khăn trong việc xác định giá thành, giá bán sản phẩm, nhất là đối với sản phẩm mà ngun liệu phải nhập khẩu tồn bộ.

- Cơng tác nghiên cứu, dự báo thị trường còn yếu, chưa được

đầu tư đúng mức. Chưa có bộ phận Marketing chuyên trách, mới chỉ hình thành sơ bộ đội ngũ nhân viên làm thị trường với kinh nghiệm

còn non yếu, chưa được đào tạo căn bản. Các chính sách marketing chưa rõ ràng, chưa có sách lược cụ thể đối với từng thị trường và từng mặt hàng. Vì vậy đã hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty

- Mạng lưới tiêu thụ còn mỏng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường.

- Việc đầu tư cho hoạt động bán hàng cịn ít nếu so sánh chi

phí này với tổng doanh thu bán được, hơn nữa hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được công ty tiến hành, một cơng cụ hữu ích để cơng ty quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.

PHẦN III

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNGTIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT ANH HIẾU 3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH dịch vụ và sản xuất Anh Hiếu

Công ty TNHH dịch vụ và sản xuất Anh Hiếu đề ra một số phương hướng và mục tiêu nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới như sau:

- Tiếp tục mở thêm các đại lý lớn ở các tỉnh miền Bắc đồng thời tăng cường mở rộng thị trường sang các tỉnh thành phố ở miền Nam và miền Trung như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Huế, Vinh,…

- Tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên, tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất.

- Sản lượng tăng đều khoảng 15% trong các năm tiếp theo. - Doanh thu mỗi năm tăng khoảng 10%-13% so với năm trước.

- Thu nhập của người lao động, công ty luôn đặt ra mục tiêu năm sau tăng khoảng 3% - 5% so với năm trước.

- Thường xuyên cải tiến thay đổi mặt hàng, mẫu mã bao bì nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

- Nghiên cứu để sử dụng nguyên vật liệu trong nước và thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm làm giảm giá thành sản phẩm, hạn chế những ảnh hưởng do sự biến động ngoại tệ.

- Nghiên cứu một số sản phẩm mới có chất lượng giá cả phù hợp với thị trường vùng sâu, vùng xa để từ đó hỗ trợ cho hệ thống mạng lưới bán hàng giải quyết các sản phẩm cịn tồn đọng.

- Tiếp tục hồn thiện và nâng cao hơn nữa các hoạt động tiếp thị, công tác bán hàng, mạng lưới bán hàng… không dừng lại ở những gì mà mình đã đạt được, cơng ty đã mở rộng và lập kế hoạch hồn thiện hệ thống mạng lưới bán sản phẩm trên cả nước.

Hiện nay, sản phẩm của Anh Hiếu được tiêu thụ khá mạnh và đang được thị trường chấp nhận nhưng thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh miền Bắc. Sản phẩm của cơng ty có chất lượng tốt nhưng lại chưa thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác về giá cả của sản phẩm nên công tác tiêu thụ sản phẩm cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì vậy, vấn đề tiêu thụ sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đầu và là nhiệm vụ chiến lược công ty phải thực hiện.

3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH dịch vụ và sản xuất Anh Hiếu phẩm của công ty TNHH dịch vụ và sản xuất Anh Hiếu

3.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước yêu cầu tất yếu của quá trình sản xuất kinh doanh là phải xuất phát từ tình hình và nhu cầu của thị trường, việc điều tra nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm.

Nghiên cứu thị trường bao gồm việc nghiên cứu về các yếu tố cung cầu (nắm bắt được các thông tin về nhu cầu tự nhiên, nhu cầu thực tế, nhu cầu có khả năng thanh tốn mà cụ thể là thu nhập bình quân, sức tiêu thụ, phong tục, thị hiếu người tiêu dùng, mức độ thay

đổi thị hiếu tiêu dùng qua các thời kỳ và khả năng cung ứng sản phẩm của công ty cũng như của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường). Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị trường cịn phải nắm bắt các yếu tố về môi trường, các vấn đề thuộc thị phần, điều kiện chào hàng và tiêu thụ sản phẩm như: giá cả, ký kết hợp đồng kinh tế, phương thức tiêu thụ, vận chuyển...

Trên thực tế, hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty chưa được tiến hành đồng bộ, chặt chẽ. Những người làm công tác này chủ yếu dựa trên cảm nhận và thông tin từ ban lãnh đạo. Thị trường nông thôn và thị trường các tỉnh thành miền Nam chưa thật sự được đầu tư nghiên cứu đúng mức. Vì một kế hoạch chiến lược lâu dài, công ty phải thường xuyên đẩy mạnh nghiên cứu thị trường một cách tồn diện, đầy đủ và có hệ thống

Trước hết, cơng ty cần có kế hoạch đầu tư thêm chi phí cho cơng tác nghiên cứu thị trường, đồng thời cũng phải lập dự toán chi phí, quản lý chi phí một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Tổ chức đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, nghiên cứu thị trường nhằm có được một đội ngũ có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm, nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh, Makerting, thường xuyên thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, tiếp cận khách hàng… Về lâu dài bộ phận này phải tách riêng để có độ chuyên sâu đáp ứng được yêu cầu của công ty trong chiến lược nghiên cứu thị trường.

Để đảm bảo chất lượng thông tin tổng hợp, công ty cần đầu tư trang bị hơn nữa các phương tiện thông tin liên lạc, lưu giữ và quản lý thơng tin gọn nhẹ, nhanh chóng.

Thiết lập quan hệ chặt chẽ với các cơ quan cung cấp thông tin thị trường, thường xuyên bổ sung các thông tin cần thiết mà các nhân viên cơng ty chưa kịp tiếp nhận, chưa có khả năng thu thập.

Kết hợp điều tra qua sách báo, tạp chí... Ngồi ra, cơng ty cần tăng cường điều tra trực tiếp người tiêu dùng trên diện rộng, đặc biệt là người tiêu dùng ở các tỉnh phía nam một bộ phận thị trường tiềm năng mà công ty đang và sẽ phải hướng tới. Điều này đòi hỏi thời gian, sự đầu tư hợp lý cũng như sự nhiệt tình của nhân viên cơng ty.

Theo định kỳ, phịng điều tra nghiên cứu thị trường phải lập được báo cáo chi tiết, chính xác về từng thị trường hay vùng thị trường mà mình phụ trách để phịng nghiên cứu và triển khai có căn cứ lập kế hoạch và đề ra phương hướng sản xuất và tiêu thụ có hiệu quả.

Tóm lại, việc nghiên cứu thị trường giải quyết không chỉ đơn thuần vấn đề xác nhận nhu cầu thị trường mà cịn giúp cơng ty lựa chọn thị trường, mặt hàng đem lại hiệu quả cao nhất. Khi công tác này được tiến hành thường xun cơng ty có thể duy trì sự phát triển của mình.

3.2.2. Hồn thiện các chính sách xúc tiến

Công ty phải đặc biệt quan tâm đến thị trường nội địa với hơn 86 triệu dân ở các độ tuổi khác nhau, các vùng địa lý khác nhau. Hiện nay thị trường nội địa vẫn đang được mở rộng, tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần phải coi trọng:

- Tăng cường ngân quỹ cho quảng cáo, tiếp thị giới thiệu sản phẩm rộng rãi trên các thị trường.

bá vừa mục tiêu xác định vị trí cạnh tranh của các sản phẩm.

- Bám sát thị trường đề ra chính sách giá cả hợp lý kích thích tiêu thụ, mở thêm đại lý. Xây dựng quy chế “mở đại lý mới” để khuyến khích các đại lý, đồng thời tạo mọi điều kiện để các đại lý phát triển lớn mạnh, có khả năng xâm nhập thị trường tốt hơn

- Nghiên cứu và thực hiện đúng quy định của nhà nước về sử dụng nhãn mác hàng hoá.

Thị trường đang là nỗi lo lớn nhất của ban lãnh đạo công ty. Hàng năm công ty bỏ ra khối lượng vốn để đầu tư tăng năng lực sản xuất, sản phẩm sản xuất tăng theo hàng năm nhưng thị trường lại trì trệ (thu hẹp). Giải pháp trên nhằm giải quyết đầu ra cho sản xuất, tăng lợi nhuận, khơi thông vốn cho công ty.

- Chính sách ưu đãi đối với các đại lý

Hiện nay, các đại lý của công ty được mua trả chậm căn cứ vào tài sản thế chấp, bằng cách đó khuyến khích các đại lý chịu trách nhiệm tài sản và rủi ro liên quan đến hàng hố của mình. Để thúc đẩy các đại lý gắn bó chặt chẽ hơn với công ty cần phải tạo ra sự hấp dẫn về lợi ích cao hơn nữa. Tuy nhiên, để áp dụng biện pháp này một cách hiệu quả đòi hỏi cần phải có sự phân chia đánh giá tình hình thực hiện cơng tác tiêu thụ của các đại lý thành các nhóm nhỏ. Từ đó sẽ có ưu đãi về mức chiết khấu, giảm giá, thưởng, với từng nhóm. Chỉ có như vậy mới tạo ra động lực để khuyến khích các đại lý hoạt động tốt duy trì và phát huy kết quả mà họ đạt được, qua đó khắc phục tình trạng “ bình qn chủ nghĩa”.

Khi cơng ty có phương thức tiêu thụ hợp lý và có các hoạt động tiêu thụ tốt, thành quả mà cơng ty có thể thấy trực tiếp là số lượng sản phẩm tiêu thụ được tăng nhanh, mối quan hệ giữa công ty

với đại lý rất tốt, và uy tín cũng như danh tiếng của cơng ty ngày càng được nhiều khách hàng, người tiêu dùng biết đến. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong công tác tiêu thụ sản

phẩm.

3.2.3. Các mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay cơng ty đã sử dụng hình thức bán bn, bán lẻ qua các cửa hàng, đại lý, nhà phân phối. Trong thời gian tới công ty nên tổ chức mạng lưới tiêu thụ phong phú hơn theo hai cách sau:

+ Tổ chức thêm các cửa hàng bán lẻ qua giới thiệu sản phẩm mới, nếu làm được điều này sản phẩm của công ty sẽ đến được tận tay người tiêu dùng không thông qua bộ phận trung gian. Với cách làm này cơng ty sẽ có dịp để hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng, thị hiếu của người tiêu dùng với sản phẩm của công ty và công ty sẽ điều chỉnh lại chính sách sản phẩm hoặc chính sách giá cả để tăng khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng.

Thực hiện theo cách này công ty cần tập trung ưu tiên cho các

thị trường ở xa như: Huế, Đà Nẵng, Nha Trang… hoặc các thị trường có tốc độ tiêu thụ mạnh như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

+ Mở rộng thêm các đại lý phân phối sản phẩm.

Hiện nay, số lượng các đại lý của cơng ty khơng nhiều. Do đó cơng ty cần tiếp tục mở rộng thêm các đại lý đồng thời cũng có thoả thuận quy định chặt chẽ hơn với các đại lý về các vấn đề như: tài sản thế chấp, chia sẻ thông tin tiêu thụ, cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ ghi trong hợp đồng…để tránh tình trạng nhiều đại lý không trung thành với công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm.

3.2.4. Tăng cường quản lý và cách thức tiêu thụ sản phẩm

Mục tiêu quan trọng nhất của công tác tiêu thụ là thu hút ngày càng nhiều khách hàng cho công ty thông qua công tác giao dịch, sử dụng các phương thức phân phối tiêu thụ, thủ tục giao nhận hàng hoá và phương thức thanh toán với khách hàng trên quan điểm coi “ khách hàng là thượng đế”. Do vậy cơng ty cần tìm ra mọi cách để lựa chon cho mình phương thức tiêu thụ hợp lý, phương thức thanh toán đơn giản, gọn nhẹ, cách thức bán hàng đa dạng, hiệu quả.

Để chiếm lĩnh thị trường nội địa, công ty cần chủ trương xâm nhập vào thị trường miền Trung và miền Nam. Như chúng ta đã biết, thị trường miền Nam là một thị trường rộng lớn, mức tiêu thụ

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP THÚC đẩy HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ sản PHẨM của CÔNG TY TNHH DỊCH vụ và sản XUẤT ANH HIẾU (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)