3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Đất nước ta đang trải qua năm 2019, một trong những năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng với thế và lực mới. Nhà nước có cơ sở để tin rằng, tăng trưởng kinh tế năm 2019 có khả năng đạt cao hơn năm 2018, đạt được những yêu cầu kế hoạch đề ra, tạo đà cho phát triển nhanh và bền vững hơn trong các năm tiếp theo.
* Bối cảnh kinh tế - xã hội chung
Năm 2019, tình hình thế giới và trong khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường: xung đột khu vực, chủ nghĩa khủng bố, sự cạnh tranh của các cường quốc kinh tế như Mỹ và Trung Quốc, sự suy giảm đà tăng trưởng của một số nền kinh tế mới nổi, biến động giá dầu thế giới... sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.
- Bối cảnh kinh tế vĩ mô
Kinh tế 2019 cũng đối mặt với nhiều thách thức, nổi lên là những tác động bất lợi từ kinh tế thế giới; các rào cản thể chế và mơi trường kinh doanh cịn nhiều; dư địa tác động của các chính sách tiếp tục bị thu hẹp.
Lạm phát trong năm nay có thể cao hơn năm 2018. Mặc dù lạm phát cơ bản
có thể ổn định ở mức thấp do tốc độ TTTD năm nay theo dự kiến chỉ tương đương với năm ngoái nhưng các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý sẽ được điều chỉnh tăng (như tăng giá điện, tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục…) sẽ khiến lạm phát chung tăng. Đồng thời cịn có tác động đáng kể khi xăng dầu tăng giá theo diễn biến giá thế giới và việc tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu từ đầu năm… sẽ có ảnh hưởng lan tỏa đến nền kinh tế. Song Việt Nam cũng có rất
nhiều thuận lợi để kiềm chế lạm phát. Theo đó, CPI các năm gần đây đều thấp dưới 4%, lạm phát cơ bản các năm gần đây cũng đạt thấp dưới 2%; cung hàng hóa tương đối dồi dào; kinh tế vĩ mơ ổn định, ...Do vậy, nếu triển khai thực hiện tốt các giải pháp thì hồn tồn có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm 2019.
Về tăng trưởng kinh tế: Theo WB, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn theo tính tốn sơ bộ nhìn chung tích cực. Tăng trưởng được dự báo sẽ có phần chững lại cịn 6,6% năm 2019, do tín dụng được thắt lại, tiêu dùng tư nhân giảm đà và nhu cầu bên ngoài yếu hơn. Tiêu dùng tư nhân dự kiến tăng trưởng 7,2%; xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tăng 14,1%, nhập khẩu đạt 14,2%. Tuy nhiên, theo khung chính sách kinh tế Việt Nam tới năm 2035 vừa được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cơng bố lộ trình tăng trưởng kinh tế như sau: Quy mô tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam theo đó sẽ đạt 290 tỷ USD vào năm 2020. Con số này sẽ tăng lên 440 tỷ USD sau đó 5 năm rồi đạt 670 tỷ USD vào 2030 và đến 2035 sẽ là 1.050 tỷ USD. Như vậy, năm 2030 sẽ có mức tăng GDP gấp 4 lần hiện tại. Với mức thu nhập bình quân này, Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập trung bình cao. Nền kinh tế Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và cũng gián tiếp tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của cơng ty.
- Kế hoạch phát triển xã hội
Nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoan 2016-2020, Đảng và Nhà nước đã đưa ra các mục tiêu cũng như các kế hoạch thực hiện để thực hiện phát triển tình hình xã hội song song cùng sự phát triển kinh tế như sau:
Trong những năm tới, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện mục tiêu: xây dựng xã hội đồng thuận, dân chủ, kỷ cương, công bằng, văn minh. Ðến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức 1,1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình
quân 2 - 3%/năm; phúc lợi, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư. Xóa nhà ở đơn sơ, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25 m2 sàn xây dựng/người.
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và cơng nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển tồn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.
3.1.2. Mục tiêu, định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
Tình hình hoạt động, triển vọng, nhu cầu, nguồn cung hiện tại đều thể hiện một điều chung về tiềm năng rất lớn của ngành cho thuê văn phịng. Tiềm năng lớn vừa là cơ hội để cơng ty phát triển hơn nữa, vừa là miếng mồi béo bổ để rất nhiều các đối thủ cạnh tranh khác hình thành cùng với sự xuất hiện của vơ vàn các văn phòng mới với chất lượng ngày càng tăng cao. Đặc biệt tại thời điểm công ty đã phần nào ổn định, trong năm 2019, cơng ty khơng chỉ phải có một cái nhìn thật sự rõ ràng về thị trường cũng như xác định được rõ các định hướng, mục tiêu phát triển của mình trong tương lai:
- Duy trì và phát triển những giá trị đã đạt được ở hiện tại, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển thông qua việc nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo, nâng cao khả năng cạnh tranh, luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách thuê và người tiêu dùng, mở rộng thị trường qua đó tạo vị thế phát triển bền vững trên thị trường trong nước. Hiện đại hố cơng nghệ, kỹ thuật làm việc và nâng cao năng lực quản lý
+ Tăng tỷ lệ lấp đầy lên 100%, tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị, bán hàng, đặc biệt là đối với các loại dịch vụ có giá trị cao mà cơng ty có lợi thế trên thị trường, mở rộng các loại hình dịch vụ phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng khác nhau, tối ưu hố trải nghiệm của các khách hàng
+ Giảm bớt tình trạng chậm trả của khách hàng
+ Mở thêm các chi nhánh trong dài hạn, dự định sau 3 năm sẽ mở thêm 2-3 chi nhánh khác tại các khu vực văn phòng mới ở Hà Nội. Tiếp tục thực hiện các dự án nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Hồn thiện hố phương hướng quản lý và làm việc, cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động được sắp xếp khoa học, tận dụng những con người có năng lực thật sự để nâng cao chất lượng, tính chủ động sáng tạo của cơng ty
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trong công ty nhằm tạo dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty. Đảm bảo việc làm thường xuyên và ổn định, tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh để thu hút thêm nhiều lao động và đặc biệt, phấn đấu cải thiện thu nhập và có các chính sách ưu đãi với người lao động.
- Hồn thành tốt cơng việc trả lãi cho các nhà đầu tư, giữ mối quan hệ dài lâu và tạo thêm uy tín với nhiều các nhà đầu tư khác.
- Củng cố và kiện toàn tổ chức, tăng cường đoàn kết nội bộ đảm bảo công tác an ninh, quyết tâm, giữ vừng và phấn đấu hơn nữa trong các công tác hoạt động.
* Để hoàn thành các kế hoạch và định hướng đề ra, công ty đã đưa ra nhiều những biện pháp:
- Về hoạt động kinh doanh
+ Công tác kinh doanh cần chú trọng bám sát thị trường, khai thác có hiệu quả cao nhất các khách hàng tiềm năng, các ngành nghề có xu hướng phát triển và
muốn hợp tác. Nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến chính sách nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
+ Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của Ban chỉ đạo tiết kiệm tạo thành phong trào sâu rộng, thiết thực trong hoạt động SXKD.
+ Tiếp tục rà soát lại hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, lao động chưa phù hợp; tăng cường công tác quản lý về các hoạt động thanh quyết toán liên quan đến các đối tác, nhà cung ứng. Thường xuyên tìm các biện pháp đánh giá lại nhà cung ứng một cách khoa học, tìm kiếm các nhà cung ứng mới để lựa chọn và xử lý triệt để các vấn đề còn tồn đọng.
- Về sản phẩm, khoa học kỹ thuật và đầu tư:
+ Công tác điều hành trong sản xuất sản phẩm mới, cải tiến dịch vụ cần được củng cố và có biện pháp chỉ đạo hiệu quả không làm chậm tiến độ và ảnh hưởng đến chất lượng. Đồng thới gắn với xây dựng việc xây dựng tiến độ khoa học đạt kết quả.
+ Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện nhằm phân khúc thị trường cho các loại sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, cải tiến sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng, giảm chi phí, tăng năng suất lao động để tăng khả năng cạnh tranh. Cùng với đó khơng ngừng hồn thiện, phối hợp với các bộ phận khác để tăng tính thu hút.
- Về cơng tác tài chính
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Công ty.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính từng quý, kế hoạch sử dụng vốn phục vụ sản xuất, vốn từng giai đọan đầu tư sao cho hợp lý, hiệu quả nhất.
+ Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về Báo cáo tài chính, kiểm tốn, kiểm sốt tài chính, cơng khai minh bạch tài chính theo các quy định của Pháp luật.
- Về công tác quản trị nội bộ
+ Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung một số các nội quy, quy chế để phù hợp với tình hình thực tế, tăng cường năng lực quản lý theo hướng chuyên nghiệp, thắt chặt kỷ luật sản xuất, quản lý kiểm sốt tốt và tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ cung cấp.
+ Tổ chức tốt các phong trào thi đua tạo môi trường làm việc lành mạnh, văn minh để người lao động ổn định tư tưởng, đoàn kết, tập trung nỗ lực trong hoạt động kinh doanh.